Chuyển đổi CO2 từ vi khuẩn biến đổi gen trong đất thành nhiên liệu sinh học sạch

Ngày 30/01/2013
Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Masachusetts đã biến đổi gen một vi khuẩn trong đất, có thể tạo ra nhiên liệu cho ô tô. Vi khuẩn Ralstonia eutropha biến đổi cacbon thành rượu isobutanol, thay thế hoặc trộn với xăng dùng cho xe cộ. Công nghệ mới sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch và giảm đáng kể phát thải cacbon.
Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Masachusetts đã biến đổi gen một vi khuẩn trong đất, có thể tạo ra nhiên liệu cho ô tô. Vi khuẩn Ralstonia eutropha biến đổi cacbon thành rượu isobutanol, thay thế hoặc trộn với xăng dùng cho xe cộ. Công nghệ mới sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch và giảm đáng kể phát thải cacbon.
Vi khuẩn Ralstonia eutropha có khả năng chuyển đổi các phân tử cacbon từ đường thành các polime giàu năng lượng. Bằng cách biến đổi gen của vi khuẩn này, các chuyên gia sinh học tại MIT đã thu được vi khuẩn sản xuất isobutanol thay thế cho polime.
Khác với các nhiên liệu sinh học phổ biến phải trải qua quá trình biến đổi để sử dụng được trong ô tô, nhiên liệu giàu năng lượng mới từ vi khuẩn trong đất có thể thay thế trực tiếp xăng mà không cần tinh chế.
Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu sử dụng vi khuẩn tạo ra isobutanol trực tiếp từ các phát thải nhiên liệu hóa thạch. Họ tin rằng vi khuẩn được biến đổi di truyền bổ sung có khả năng tiêu thụ cacbon từ bất cứ nguồn nào, từ phát thải khí CO2 trong ngành công nghiệp đến chất thải nông nghiệp. Vi khuẩn đã sử dụng hydro và CO2 để sinh trưởng.
Nguồn: NASATI, Inhabitant