Tiêu chuẩn hóa đường ngang Cảnh báo tự động bằng loại hình PLC + cảm biến địa chấn

Ngày 28/06/2011
Ngành Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa có buổi hội thảo với các chuyên gia đầu ngành tại TP.Đà Nẵng để đưa ra tiêu chuẩn hóa ĐN CBTĐ loại hình PLC+ cảm biến địa chấn nhằm áp dụng thực tiễn cho toàn bộ hệ thống ĐSVN từ Bắc vào Nam.
Ngành Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa có buổi hội thảo với các chuyên gia đầu ngành tại TP.Đà Nẵng để đưa ra tiêu chuẩn hóa ĐN CBTĐ loại hình PLC+ cảm biến địa chấn nhằm áp dụng thực tiễn cho toàn bộ hệ thống ĐSVN từ Bắc vào Nam.
Hệ thống đường ngang cảnh báo tự động (CBTĐ) loại hình PLC+ cảm biến địa chấn là một loại hình thiết bị để tự động đưa ra tín hiệu cảnh báo khi có tàu chiếm dụng đường ngang (ĐN), đảm bảo hoạt động ổn định trên 99,9%. Hệ thống ĐNCBTĐ loại hình PLC+ cảm biến địa chấn phải được cấp nguồn xoay chiều ổn định và nguồn ắc quy dự phòng khi mất điện xoay chiều phải đảm bảo cho ĐN hoạt động ổn định chính xác không dưới 20 giờ.
Theo nhận định của các chuyên gia thì hệ thống ĐNCBTĐ loại hình PLC+ cảm biến địa chấn gồm 7 khối cơ bản: khối xử lý trung tâm- khối phát hiện tàu hỏa; khối thiết bị chấp hành; khối thiết bị nguồn điện; khối thiết bị chóng sét; khối thiết bị truyền thông; khối thiết bị phụ trợ và thiết bị, vật tư cơ bản cấu thành hệ thống.
Theo đó, khi áp dụng vào thực tiễn, hệ thống ĐNCBTĐ loại hình PLC phải đạt tiêu chuẩn từ khu đoạn tới gần của ĐNCBTĐ là khoảng cách từ cảm biến ngoài cùng đến cảm biến được lắp tại ĐN, chiều dài khu đoạn tới gần được tính toán theo công lệnh tốc độ chạy tàu khu gian chứa ĐN theo quy định của ngành ĐS.
Thiết bị điều khiển trung tâm của hệ thống ĐNCBTĐ loại hình PLC phải thể hiện được các trạng thái như ĐN đang chờ tàu, ĐN đã có tàu chiếm dụng, ĐN đang cảnh báo và ĐN đang trở ngại. Đối với các đoàn tàu bình thường qua ĐNCBTĐ được quy định: tàu chạy qua ĐN với tốc độ theo đúng công lệnh tốc độ chạy tàu, không dừng lại hoặc không trở lại khi đã chiếm dụng khu đoạn tới gần ĐN...
PLC được sử dụng loại hình S7- 224 của hãng Siemens hoặc các chủng loại có tính năng tương đương hoặc tốt hơn. Các tính năng thiết bị phải được xác định theo các tiêu chuẩn quốc tế và phải là các sản phẩm công nghiệp được tiến hành các thủ tục hợp chuẩn bởi các cơ quan hoặc tổ chức trong nước hoặc quốc tế có chức năng theo quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Mậu Hoàng- Phó Ban Cơ sở hạ tầng- phụ trách phần Thông tin tín hiệu ĐSVN cho hay, chức năng làm việc của bộ xử lý trung tâm PLC là hiển thị trạng thái của ĐN, nhận tín hiệu từ cảm biến để xác nhận đoàn tàu, xử lý tín hiệu và đưa ra tín hiệu ở cửa ra, đưa ra tín hiệu điều khiển chuông đèn ở cột tín hiệu. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản gồm điện áp làm việc 20,4 VDC đến 28,8VDC; điện áp vào cho phép Umax = 30VDC; điện áp phá hỏng 35VDC trong thời gian 0,5s; điện áp đầu ra cho phép 20,4 đến 28,8VDC; số cổng vào (IN) 14; số cổng ra (OUT) 10.
Cảm biến địa chấn là phần quan trọng trong khối thiết bị phát hiện tàu. Cảm biến được sản xuất dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ, biến rung động địa chấn thành tín hiệu điện. Tín hiệu điện được gửi qua đường cáp truyền thông gửi về tủ điều khiển đường ngang để xử lý phát hiện có tàu chiếm dụng khu đọan tới gần. Bộ nhân cảm biến địa chấn được bao bọc bảo vệ bằng nhiều lớp đảm bảo chống thấm, chống va đập, chịu được nhiệt độ cao đến 8000C.
Do vậy, các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của cảnh báo địa chấn là khối cảm biến địa chấn có hình trụ với đường kính 160mm, cao 250mm. Tín hiệu điện từ nhận cảm biến địa chấn được nối ra ngoài thông qua 1 cáp chôn 3x1mm có vỏ sắt gia cường dài 3m. Hoạt động dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng, mưa, rung động, va đập của ĐS; không thấm nước nhiệt độ chịu đựng 8000C. . Trạng thái tĩnh, điện áp giữa 2 dây gần bằngĐiện trở từ 3,3- 3,6 K 0. Khi có tàu đi qua, điện áp xoay chiều lớn hơn 1,5V, khả năng chịu xung điện hơn 400V; khối cảm biến có tuổi thọ tối thiểu là 3 năm.
Các quy định về thi công lắp đặt cảm biến địa chấn: cảm biến phải được chôn dưới mối ray chôn sâu 700mm tính từ mặt dưới đế ray; khi côn cảm biến phải đặt thẳng đứng, được lèn chặt bằng đá ba lát.
Ông Phan Quốc Hưng- Trưởng ban KHCN, ĐSVN cho biết, bộ tiêu chuẩn này gồm các điều khoản về công tác quản lý, duy tu biện pháp sửa chữa và các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản của các thiết bị cấu thành hệ thống ĐNCBTĐ loại hình PLC+ cảm biến địa chấn.
Vậy nên, các CBCNV ngành ĐS làm công tác quản lý sửa chữa bảo dưỡng và xây lắp hệ thống ĐNCBTĐ loại hình PLC+cảm biến địa chấn phải nắm vững các chỉ tiêu kỹ thuật, thực hiện đúng các quy định về công tác kiểm tra, duy tu và giải quyết trở ngại để duy trì hoạt động của hệ thống phục vụ an toàn chạy tàu. Bộ tiêu chuẩn này áp dụng cho 2 loại ĐNCBTĐ: có kết nối ga và không kết nối ga, có mặt bằng giao cắt ĐN đảm bảo để bố trí lắp đặt thiết bị đúng theo quy định của Ngành.
Đối với ĐN có kết nối ga chỉ áp dụng cho các ĐN có cự ly tối thiểu từ ghi yết hầu đến ĐN để khi đoàn tàu ra khỏi ga, ĐN đưa ra cảnh báo thời gian trên 60 giây. Bộ tiêu chuẩn này áp dụng cho hệ thống ĐNCBTĐ loại hình PLC+ cảm biến địa chấn áp dụng bài toán điều khiển không đếm trục. Các đơn vị thiết kế, chế tạo hệ thống ĐNCBTĐ loại hình này phải thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật, cung cấp đầy đủ, đúng vật tư thiết bị cho các đơn vị quản lý.
longlv( Theo duongsat)