Đưa khoa học công nghệ vào phát triển giao thông

Ngày 25/04/2011
Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng của ngành GTVT trong giai đoạn 2005-2010.
Thời gian qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã hoàn thành nhiều công trình, sản phẩm có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao như Cầu Hàm Luông có công nghệ bê tông cốt thép, nhịp dài đến 150 m, công nghệ cầu dây văng nhịp lớn như cầu Cần Thơ, Bãi Cháy, Rạch Miễu…
Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng của ngành GTVT trong giai đoạn 2005-2010.
Thời gian qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã hoàn thành nhiều công trình, sản phẩm có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao như Cầu Hàm Luông có công nghệ bê tông cốt thép, nhịp dài đến 150 m, công nghệ cầu dây văng nhịp lớn như cầu Cần Thơ, Bãi Cháy, Rạch Miễu…
Hệ thống đường sắt cũng được cải thiện, ứng dụng công nghệ mới như sử dụng ray hàn liền, lắp đặt thiết bị kết nối đàn hồi, các thiết bị hiện đại kiểm tra chất lượng. Một số tuyến đường đảm bảo có thể nâng tốc độ chay tàu lên 80-90%.
Hệ thống cảng lớn, nước sâu đáp ứng những tàu biển cỡ lớn đã được triển khai ở nhiều điểm như Cảng Cái Lân, Cải Mép-Thị vải…
Đây là những công trình của trí tuệ, công sức của kỹ sư, công nhân Việt Nam làm nên.
Bên cạnh những kết quả, công tác khoa học công nghệ (KHCN) của ngành thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Trong đó, tỷ trọng đóng góp của hoạt động KHCN trong việc nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm của ngành chưa tương xứng với tiềm năng. Sự phát triển KHCN vẫn còn chưa đồng đều và thật sự đồng bộ. Mạng lưới quản lý KHCN còn mỏng và mang nặng tính hành chính…
Theo TS Chu Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ GTVT, việc có giải pháp xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển thích ứng với sự biến đổi là yêu cầu quan trọng trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức cho biết, cần phát triển nhanh doanh nghiệp KHCN và thị trường KHCN theo định hướng gắn kết chặt chẽ nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất và chuyển đổi hoạt động của tổ chức nghiên cứu khoa học công lập theo cơ chế doanh nghiệp.
Từ đó, tiếp tục tạo động lực, phát huy mọi tiềm năng, đa dạng hóa hình thức hoạt động thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của KHCN ngành GTVT.
Trong thời gian tới, cần tập trung nâng cao hiệu quả KHCN, tăng tỷ trọng đóng góp của KHCN trong việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm, dịch vụ trong ngành GTVT, phát triển công nghệ cao, gắn liền với công nghệ thân thiện với môi trường. Việc phát triển KHCN cần phải thực hiện đồng bộ, có hệ thống từ quy hoạch, lựa chọn công nghệ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, vận hành sau đầu tư.
Các đơn vị trong ngành GTVT cũng đã xây dựng phương hướng phát triển KHCN trong giai đoạn tới như ngành đường sắt sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phương thức quản lý tiên tiến, nâng cấp hệ thống điều độ, từng bước hiện đại hóa công tác tổ chức khai thác vận tải và chỉ huy chạy tàu, phấn đấu đến năm 2020 chạy tàu Hà Nội-TP HCM hết 24h, chủ động liên doanh liên kết tạo điều kiện, cơ chế linh hoạt để các thành phần kinh tế tham gia vào vận tải đường sắt.
longlv (Theo chinhphu.vn)