Theo đó, Quyết định công bố mở luồng đường thủy nội địa quốc gia Kênh Nghĩa Hưng (kênh nối sông Đáy với sông Ninh Cơ) với các nội dung chính như sau:
Luồng đường thủy nội địa: Chiều dài: 1,18 km; Điểm khởi đầu Km8+300 sông Ninh Cơ; xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; toạ độ: X = 2226658.9457, Y = 518920.6983; Điểm kết thúc Km 35+450 sông Đáy; xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; tọa độ X = 2227931.7696, Y = 517453.3155.
Cấp kỹ thuật của luồng: cấp đặc biệt (phía sông Đáy có bề rộng đáy 90 m, cao trình đáy - 6,3m; phía sông Ninh Cơ có bề rộng đáy 100 m, cao trình đáy - 6,7m). Chiều cao tĩnh không thông thuyền 15m.
Công trình Âu tàu Nghĩa Hưng: Âu tàu có chiều dài 179m; chiều rộng 17m; chiều cao 10,5m; chiều dài hữu dụng 160m; cao trình đáy âu -7.0m; cao trình đỉnh âu +10.5m; kết cấu bê tông cốt thép, tường đứng hình chữ U (BTCT). Hệ thống neo âu tàu: hệ thống neo cố định ba mức nước vận hành, bao gồm 12 cụm neo hai bên, mỗi bên gồm 06 cụm neo. Khu chờ tàu: 02 khu chờ tàu gồm: Đầu Âu tàu phía sông Ninh Cơ: 07 trụ neo, 03 cầu bộ hành và Đầu Âu tàu phía Sông Đáy: 07 trụ neo, 03 cầu bộ hành. Trọng tải phương tiện được phép đi qua âu đến 3.000 DWT.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ luồng đường thủy nội địa Kênh Nghĩa Hưng, Âu tàu Nghĩa Hưng theo quy định tại Nghị định số 08/2021/NĐCP ngày 28/01/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các cơ quan, tổ chức quản lý Nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa khác tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền đối với hoạt động giao thông thủy nội địa, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Toàn văn Quyết định xem Tại đây!