Nội dung

Chủ đề

Đặt câu hỏi

Họ và tên(*)

Email(*)

Số điện thoại

Địa chỉ

Chủ đề

Tiêu đề(*)

Nội dung(*)

Mã xác nhận(*)

     

Quy định xử phạt đối với người không mang theo các loại giấy tờ xe máy khi tham gia giao thông

Hỏi:

Cho em hỏi khi ra đường quên mang theo giấy phép giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy thì bị phạt cao nhất là bao nhiêu tiền,quy trình lập biên bản xử phạt như thế nào?

Kiều Anh (thuhuong_208_1010@gmail.com) -

Hỏi về việc đăng ký giấy tờ xe

Hỏi:

Tôi quê Nghệ An, làm việc và sinh sống tại Hải Phòng. Năm 2010 tôi có mua 01 chiếc xe máy ở Hải Phòng và nhờ bạn tôi đứng tên đăng ký hộ (do tôi không có hộ khẩu taị Hải Phòng nên ko đăng ký được). Theo Nghị định 71 thì trường hợp của tôi cũng sẽ bị phạt. Mong các anh, chị giải đáp trường hợp này phải làm như thế nào?.

Nguyễn Thị Kiều Nguyệt (quetocontap@gmail.com) -

Hỏi về Nghị định số 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”

Hỏi:

Tôi mượn xe của bạn để đi 5 phút, cũng phải sang tên đổi chủ hay sao? Địa chỉ Hà Nội, tôi là một sinh viên bình thường, hàng ngày vẫn đi học bằng một chiếc xe máy cũ mà bố cháu đã để lại từ khi cháu đi học đại học. Có lẽ sẽ không có lý do gì để cháu viết bức thư này cho đến khi tôi đọc được nghị định mới vào ngày hôm nay, đó là phải là chính chủ mới được phép lưu thông xe trên đường phố. Đây là một điều khá bất ngờ không chỉ riêng tôi mà còn với rất nhiều người dân khác nữa, bác Thăng ạ!

Tôi hoàn toàn đồng ý với việc phải làm nghiêm việc sang tên đổi chủ này để các bác có thể quản lý được số xe đang lưu thông trên đường phố, nó sẽ giúp cho các bác thuận lợi hơn trong quá trình điều tra các vụ án, và hơn nữa việc sang tên đổi chủ sẽ làm giảm được thất thu thuế của nhà nước. Nếu xét rộng ra, Việt Nam có 87 triệu dân, khoảng 30 triệu người có phương tiện giao thông là ô tô hoặc xe máy, nhưng trong số đó có bao nhiêu người không phải là chủ sở hữu của chiếc xe mình đang đi. 90% sinh viên chưa tự kiếm được đủ tiền để có thể mua một chiếc xe máy, chỉ là mượn tạm xe của bố mẹ để đi học, nếu sang tên đổi chủ thì sau này trả lại bố mẹ, lại sang tên lần nữa hay sao? Người đi làm cũng có rất nhiều người mua xe cũ để tiết kiệm tiền, có những chiếc xe đã qua 3-4 đời chủ, việc tìm lại chủ cũ là rất khó khăn để có thể sang tên, thậm chí có gặp thì chắc gì họ đã bỏ công đi làm thủ tục sang tên với mình. Ấy là còn chưa kể chủ cũ đã qua đời, bay ra nước ngoài, hoặc đơn giản là chiếc xe đăng ký ở thành phố này, còn chủ đã bay tới thành phố kia sinh sống, lúc ấy phải tìm họ thế nào? Người lái xe thuê như: lái xe taxi dùng xe của công ty hay tự mua xe? Người lái xe tải đâu có tiền tỷ để mua một chiếc xe thùng? Người lái xe buýt tự mua xe và tự lái?... Đó mới chỉ là những trường hợp chung chung, còn thậm chí sẽ có trường hợp cụ thể như: Mẹ tôi bỏ tiền ra mua một chiếc xe và đăng ký ở tỉnh khác để giá đăng ký rẻ hơn nhưng là tên của người khác. Vậy bây giờ chiếc xe đó là sở hữu của ai? tôi muốn mượn xe của bạn để đi 5 phút, cũng phải sang tên đổi chủ hay sao?

Nguyễn Thị Kiều Nguyệt (phuongqldd@yahoo.com) -

Kiểm tra hành chính người tham gia giao thông

Hỏi:

1. Xin các bác cho biết khi nào CSGT được phép kiểm tra hành chính người tham gia giao thông? Nếu người tham gia giao thông không vi phạm, có được yêu cầu dừng xe không?

2. Người kiểm tra (CSGT) phải có giấy tờ gì mới được phép kiểm tra người tham gia giao thông? Phải xuất trình giấy tờ gì khi người tham gia giao thông yêu cầu xuất trình (tránh trường hợp CSGT giả)? Mức nếu CSGT vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào ? (xin trích dẫn điều luật)

3. CSGT thông mặc quân phục nhưng không đeo quân hàm, huy hiệu đứng đường sẽ bị xử lý như thế nào? Có được phép bắt người tham gia giao thông không ? (xin trích dẫn điều luật)

4. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất

Nguyễn Thị Kiều Nguyệt (bh686868688@gmail.com) -

Hỏi về chế độ chính sách cho cán bộ từng công tác tại Lào

Hỏi:

“Tháng 12/1974 ra trường, được Bộ Giao Thông điều sang Lào, thuộc Ban Xây Dựng số 64, Nam Đồng - Hà Nội. Sang thiết kế cầu đường tại Tỉnh Xiêng Khoảng, Xầm Nưa và Tỉnh Khăm Muộn thuộc đường 7 và đường 8.- Sang Lào tháng 12/1974 đến 12/1980 xin về hưởng chế độ một lần do hoàn cảnh gia đình.”

Trần Thi Thanh Vân - Vụ TCCB (postman@mt.gov.vn) -

Quy định xử phạt đối với lỗi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Hỏi:

Tên tôi là Lương Văn Phong sinh năm 1962 quê quán Vĩnh Long. Ngày 07/7/2013 tôi có điều khiển xe ô tô tải qua ngã ba tại QL1A tỉnh Sóc Trăng đi đèn vàng ra đến giữa ngã ba thì đèn đỏ bị CSGT đón lại lập biên bản phạm lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”, phòng CSGT tỉnh Sóc Trăng ra quyết định xử phạt vì có hành vi vi phạm Điều khiển xe ô tô tải không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Quy định tại điểm k4, điểm b10 khoản 1 Điều 1, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng), hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày và giữ xe 07 ngày. Tôi đã chấp hành và nộp phạt theo mức tiền phạt của quyết định xử phạt trên.

Nhưng vì thấy phạt nặng quá nên tôi có hỏi mấy anh CSGT ở Vĩnh Long lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông phạt bao nhiêu thì được trả lời là 1.000.000 (một triệu) đồng và mấy anh nói tôi muốn biết thì xem Nghị định 71 trên mạng, khi tôi xem nghị định 71/2012/NĐ-CP ở điều 8 điểm k khoản 4 thì thấy ghi. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Vậy xin nhờ Vụ Pháp chế trả lời dùm lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông như đã nói ở trên mức tiền phạt đúng là bao nhiêu.

Rất mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Đỗ Quang Thái - VP Bộ (tpxd05@yahoo.com) -