Giao thông bền vững bảo vệ môi trường

Ngày 15/06/2010
Liệu với những quy tắc hướng dẫn về giao thông bền vững với môi trường có thể ứng dụng được vào trong phát triển giao thông vận tải tại Việt Nam trước bối cảnh có quá nhiều thách thức và thực trạng kém bền vững?
Liệu với những quy tắc hướng dẫn về giao thông bền vững với môi trường có thể ứng dụng được vào trong phát triển giao thông vận tải tại Việt Nam trước bối cảnh có quá nhiều thách thức và thực trạng kém bền vững?
Các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới đã thông qua các quy tắc hướng dẫn về giao thông bền vũng với môi trường bao
 Từ cuối những năm 1990, khái niệm giao thông bền vững về môi trường đã hình thành và phát triển trên thế giới.
 Các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới đã thông qua các quy tắc hướng dẫn về giao thông bền vững với môi trường bao gồm quy hoạch giao thông và quản lý nhu cầu đi lại, kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông, kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện, quản lý chất lượng nhiên liệu, phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn giao thông, quan trắc chất lượng không khí, thông tin và nâng cao ý thức cộng đồng.
 Liệu với những quy tắc này có thể ứng dụng được vào trong phát triển giao thông vận tải tại Việt Nam trước bối cảnh có quá nhiều thách thức và thực trạng kém bền vững?
 Việt Nam có một hệ thống giao thông vận tải đủ các loại hình bao gồm hơn 200.000 km đường bộ, 3000 km đường sắt , 40.000 km đường sông, trên 100 hải cảng và một hệ thống sân bay quốc tế, nội địa được xây dựng trên cả 3 miền đất nước.
 Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải cũng được đổi mới để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển đó, giao thông vận tải đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường ô nhiễm không khí, tiếng ồn, gia tăng nhiên liệu cũng như diện tích đất sử dụng, phương thức giao thông bền vững ngày càng mất cân đối.
 Theo đánh giá tác động môi trường, ô nhiễm không khí do giao thông vận tải gây ra chiếm đến 70 phần trăm mà tập trung phần lớn là giao thông đường bộ. Điều này cũng đồng nghĩa với tốc độ gia tăng như vũ bão của số lượng phương tiện giao thông bằng cơ giới.
 Trong vòng 10 năm trở lại đây, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ ở Việt Nam đã tăng gấp bốn lần, trong đó xe gắn máy và ô tô tăng đột biến và rất khó kiểm soát, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội.
 Xe gắn máy hai bánh vẫn là phương tiện giao thông chính, TPHCM có tới 98 phần trăm hộ gia đình có xe gắn máy, còn số này tại Hà Nội là 87 phần trăm. Theo dự báo, đến năm 2010 , lượng xe máy lưu hành trong cả nước sẽ khoảng 24 triệu chiếc và ô tô sẽ tăng lên 4 triệu chiếc vào năm 2020.
 Do tỷ lệ phương tiện cá nhân quá cao nên giao thông vận tải ở các đô thị ngày càng xấu đi biểu hiện qua việc ùn tắt giao thông. Từ thực trạng đó, một trong những thách thức lớn đối với môi trường là ô nhiễm khí thải và tiếng ồn phát sinh từ phương tiện giao thông.
 Những con số quan trắc thống kê được cho thấy, môi trường không khí đô thị ở Việt Nam ngày càng bị ô nhiễm nặng, ở một số nút giao thông trọng điểm, ô nhiễm bụi rất trầm trọng, chiếm phần lớn trong số đó là bụi TSP và bụi PM10....
 Nồng độ bụi đã vượt hơn tiêu chuẩn trung bình từ 3-5 lần, thậm chí có một số nơi như TPHCM vượt đến 10-20 lần. Bên cạnh đó , các chất gây ô nhiễm không khí cao phát sinh từ giao thông như SO 2, Nox, CO, O3 và chì cũng đã tăng lên gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
 Tính riêng TPHCM, tất cả các chỉ số này đã vượt mức chuẩn, ít nhất có khoảng 1.600.000 tấn bụi TSP và 150.000 tấn CO thải ra mỗi năm. Kỹ sư Nguyễn Thanh Huy-phó trưởng phòng quan trắc Chi cục bảo vệ môi trường TPHCM cho biết:
 Bên cạnh nguồn khí thải thì tiếng ồn giao thông cũng là một thách thức lớn khi tiếng còi xe mức ồn tăng lên tới 90-100 dBa. Điều này sẽ gây tác động lớn đến sức khỏe của người dân.
 Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2007, tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí ở mức rất cao, riêng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng thì thường cao hơn các tỉnh thành khác.
 Cũng theo báo cáo, có ít nhất 20-26 phần trăm số người dân mắc bệnh về đường hô hấp, 7 phần trăm số người mắt bệnh về mắt, viêm mũi và viêm phổi mạn tính cũng đã tăng gấp 4-6 lần, bệnh giảm thính lực và tim cũng gia tăng do tiếng ồn gây ra.
 Và như vậy, ô nhiễm không khí từ giao thông vận tải đã dẫn đến những thiệt hại lớn về mặt kinh tế và xã hội. Theo ước tính con số thiệt hại tại Hà Nội là khoảng 2,5 tỷ đồng/ngày, tương đương 60 triệu USD /năm và tại TPHCM là gần 5 tỷ đồng/ngày, tức khoảng 120 triệu USD/năm.
 Chị Nguyễn Thị Bích Huyền – một dân sống ở quận Gò Vấp-TPHCM nói thêm về thực trạng này: Đồng hành với ô nhiễm không khí thì một thực trạng nhức nhối khác liên quan đến tốc độ phát triển giao thông kém bền vững tại Việt Nam đó chính là tai nạn giao thông.
 Tai nạn giao thông ở Việt Nam tập trung chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, năm 2007 cả nước xảy ra gần 15.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết 13.000 người và hơn 10.000 người bị thương. Điều này cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông đường bộ cao nhất thế giới và thiệt hại do tai nạn giao thông hằng năm cũng làm tiêu tốn không dưới 1 tỷ USD.
 Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng - Ban Môi trường&Phát triển Bền vững, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên Môi trường -  khẳng định trước thực trạng và thách thức đó, càng đặt ra cho ngành chức năng là phải xây dựng một chiến lược phát triển giao thông bền vững về môi trường cho hiện tại cũng như định hướng tầm nhìn nhiều năm kế tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội bền vững hơn.

Theo VFEJ.VN