Chính sách thuế cácbon của các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Chìa khóa giảm phát thải CO2

Ngày 02/10/2012
Thuế cácbon là một loại thuế môi trường, đánh vào lượng CO2 phát thải của nhiên liệu, đây là một hình thức định giá cácbon. Thuế cácbon là công cụ được áp dụng cho việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch - những sản phẩm dùng than và nhiên liệu như xăng dầu, nhiên liệu hàng không và khí tự nhiên - tương ứng với hàm lượng cácbon thải ra.
Thuế cácbon là một loại thuế môi trường, đánh vào lượng CO2 phát thải của nhiên liệu, đây là một hình thức định giá cácbon. Thuế cácbon là công cụ được áp dụng cho việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch - những sản phẩm dùng than và nhiên liệu như xăng dầu, nhiên liệu hàng không và khí tự nhiên - tương ứng với hàm lượng cácbon thải ra.
Theo đó, bằng cách đẩy giá nhiên liệu hóa thạch tăng như một hệ quả tất yêu, thuế cácbon vô tình đã làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghệ không cácbon với những ngành đốt nhiên liệu hóa thạch truyền thông. Mặc dù có nhiều tranh luận, nhưng nhìn chung thuế cácbon vẫn góp phần thúc đẩy công tác BVMT, đồng thời nâng cao doanh thu cho mỗi quốc gia.
Trong một nỗ lực nhằm cắt giảm lượng khí thải cácbon và giảm tác động của sự nóng lên toàn cầu, các nước đang thục hiện hàng loạt chính sách tăng trưởng xanh cùng với các giải pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Thuế cácbon được coi là giải pháp dựa trên thị trường quan trọng nhằm giảm khí thải, chống lại biến đổi khí hậu bên cạnh cơ chế lưu giữ và buôn bán khí thải.Việc đánh thuế cácbon đặt mục tiêu thay đổi các lựa chọn liên quan tới năng lượng, từ lựa chọn cá nhân về sử dụng các thiết bị sử dụng điện năng, năng lượng, đến lựa chọn của các doanh nghiệp trong việc thiết kế các sản phẩm mới, đầu tư vốn và lựa chọn của chính phủ trong việc hoạch định chính sách và quy hoạch tài nguyên.
Thuế cácbon đã trở thành một trong những chính sách cải cách về thuế gây nhiều tranh cãi trên chính trường nhiều nước, đặc biệt là ở các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 1/7/2012, Ôxtrâylia chính thức thông qua Luật thuế cácbon. Ân Độ cũng tính thuế cácbon là 50 Rupi (90 cent Mỹ) cho mỗi tấn than. Còn tại Nhật Bản, kể từ sau khi xảy ra trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 và sau thảm họa môi trường của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima - Tôkyô, Chính phủ Nhật Bản đã nghiên cứu, điều chỉnh và hoàn thiện toàn bộ các chính sách về năng lượng.
Một số các nước khác như: Hàn Quốc, Malaixia, Singapo, Việt Nam và Thái Lan cũng đề ra các mục tiêu giảm khí thải CO2 và thực hiện chính sách tăng trưởng xanh.
Theo báo cáo của ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên họp quốc (UESCAP) cho biết, các nước phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương quy định về cách tính thuế cácbon như sau, mỗi doanh nghiệp khi thải ra một tấn CO2 thì phải nộp 10 USD.
Tại Ôxtrâylia, chính sách thuế cácbon đã gây ra nhiều tranh cãi kể từ khi được đề xuất cho đến khi chính thức có hiệu lực, vì Ôxtrâylia là quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu khoáng sản và ngành công nghiệp khai thác than. Theo chính sách thuế cácbon, những doanh nghiệp thải ra hơn 25.000 tấn cácbon mỗi năm sẽ bị đánh thuế. Ước tính sẽ có khoảng 500 doanh nghiệp phát thải khí CO2 nhiều nhất nước Ồxtrâylia phải trả 23 đôla Ôxtrâylia/1 tấn CO2 thải vào khí quyển trong 3 năm đầu tiên, mức thuế mà các doanh nghiệp phải trả các năm sau sẽ tăng từ 25,94 - 27,2 USD/1 tấn CO2. 500 doanh nghiệp này bao gồm những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, các công ty hầm mỏ và các xưởng sản xuất kim loại như nhôm, thép... Để giữ vững hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp này ước tính sẽ phải chi trả trực tiếp 11,67 tỷ USD để có được tín chỉ không cácbon. Thuế cácbon tại Ôxtrâylia được cho là mức cao nhất thế giới - cao hơn nhiều so với các nước châu Âu, khoảng từ 8,70 - 12,60 USD.
Thuế cácbon có làm gia tăng chi phí sinh hoạt?
Luật thuế cácbon được xem là cải cách kinh tế lớn nhất tại Ôxtrâylia trong nhiều năm qua với mục đích giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và tiến tới tương lai năng lượng sạch. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối và cho rằng, thuế cácbon sẽ chỉ làm tăng hóa đơn tiền điện của người tiêu dùng, làm phát sinh các chi phí khác, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp khai thác mỏ và điện than. Mặc dù hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ dù không phải đóng thuế cácbon nhưng cũng sẽ chịu ảnh hưởng do giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng. Do vậy, sản phẩm đầu ra sẽ tăng giá và người tiêu dùng phải gánh chịu.
Lãnh đạo một số công ty khai khoáng cho biết, thuế cácbon sẽ khiến nước Ôxtrâylia mất đi những hợp đồng khai thác khoáng sản có giá trị. Ngành công nghiệp khai khoáng Ôxtrâylia đã cảnh báo về số lượng người thất nghiệp có thể tăng lên và nhiều khu hầm mỏ có nguy cơ phải đóng cửa trong tương lai.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ôxtrâylia - Julia Gillard đã khẳng định, chính sách thuế cácbon là biện pháp BVMT và củng cố nền kinh tế đất nước. Thuế cácbon giống như bất kỳ loại thuế khác cũng có tính lũy thoái và chỉ tạo ra một tác động rất nhỏ về chi phí, khả năng cạnh tranh nhỏ hơn nhiều so với các yếu tố khác, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái, chi phí thị trường lao động và giá nhiên liệu...
Bộ trưởng Tài chính Ôxtrâylia Wayne Swan cho biết, Chính phủ đã đưa ra các phương án hỗ trợ cho ngành công nghiệp và những người dân bị ảnh hưởng gián tiếp khi luật thuế cácbon được áp dụng, đặc biệt những người có nguồn thu nhập thấp. Khoảng 97% các gia đình có thu nhập trung bình thấp sẽ nhận được hỗ trợ từ Chính phủ, số tiền này được trích từ nguồn thu của thuế cácbon. Chính phủ còn hỗ trợ 40% doanh thu cho các doanh nghiệp khi chuyển sang dạng năng lượng sạch hơn, nếu họ gặp phải sự cạnh tranh từ các nước khác.
Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng sạch nhằm mục tiêu giảm 80% lượng khí thải vào năm 2050, Chính phủ Ôxtrâylia đã đưa ra chủ trương, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 10 tỷ đô la Ôxtraylia trong 5 năm khi đầu tư vào lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Xây dựng chiến lược mới
Châu Á đang được đánh giá là một khu vực có sự phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á, châu Á chiếm 27% lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, dự báo có thể tăng lên 40% vào năm 2030. Báo cáo "Lộ trình phát triển cácbon thấp của khu vực châu Á -Thái Bình Dương" nhấn mạnh, ở châu Á, chính sách thuế cácbon hiện đang là chủ đề được dư luận rất quan tâm.
Theo Báo cáo, châu Á đang đón nhận một xu hướng phát triển mới, đó là đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và BVMT, tạo thành một sức mạnh tổng hợp, trong đó phát triển nền Kinh tế xanh chính là chìa khóa để giải quyết các thách thức toàn cầu. Đặc biệt, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiêu thụ tới 80% lượng than của thế giới và 85% nguồn năng lượng then chốt từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cũng thải, ra 37% tổng lượng khí  thải toàn cầu từ sản xuất nông nghiệp. Người dân trong khu vực, đặc biệt là người nghèo, phải đối mặt với nhiều tác động phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hiệu ứng nhà kính... Các nước trong khu vực cần thay đổi phương pháp sản xuất, phải tìm ra những cách thức để tạo ra năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả. Sử dụng nhiều năng lượng tái tạo và công nghệ ít các bon, cùng với việc cắt giảm sử dụng các nhiên liệu hóa thạch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xanh hóa sản xuất. Một chuyên gia của UESCAP cho biết, chính sách thuế cácbon là 10 USD/1 tái CO2 hợp lý. Đây là mô hình khác với Luật thuế cácbon của Ôxtrâylia, đó là thuế cácbon được áp dụng đồng thời cùng với việc giảm các loại thuế khác, chẳng hạn như thuế doanh nghiệp. Điều này giúp giảm 8% lượng khí thải toàn cầu, trong khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên 2,8% vào năm 2020.
Phương thức tính thuế cácbon này dựa trên các mô hình được sử dụng ở Anh và Đan Mạch, phương pháp này không chỉ làm tăng tổng sản phẩm trong nước mà còn tạo ra việc làm. Ở các nước châu Âu, việc đánh thuế môi trường đã được thực hiện từ lâu và đã thu được một số kết quả, đó là làm gia tăng 0,5% GDP, trong khi giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trung bình xuống 2,6% và giảm lượng khí thải từ 2 - 6% một năm.
Theo báo cáo của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, mặc dù, thế giới phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng nhu cầu năng lượng dự kiến sẽ tăng hơn 30% từ năm 2010 - 2036. Nhu cầu khoáng sản kim loại toàn cầu như đồng và nhôm đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua và với sự phát triển của các ngành tái chế, thì nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm, trong đó có kim loại để sử dụng trong công nghệ hiện đại sẽ dần cạn kiệt.
Bên cạnh sự biến động của giá cả, khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên. Điều này, buộc Chính phủ các nước trong khu vực đánh giá chính xác nguồn tài nguyên trong khu vực và xây dựng Chiến lược tăng trưởng cácbon dài hạn, cụ thể là cần phải luật hóa các chính sách tài chính như đánh thuế phát thải cácbon. Đã đến lúc, các nước trong khu vực phải hành động để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhằm đạt mục tiêu giảm đói nghèo, tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống mức thấp nhất. Vì thế, thuế carbon chính là một trong những công cụ hữu ích cho các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới, để định hướng nền kinh tế nhằm duy trì lượng khí thải ở mức thấp.
Longlv  - Theo vea.gov.vn