Khí thải các bon trung bình của Trung Quốc gần bằng với châu Âu

Ngày 12/10/2012
Trung Quốc đã trở thành quốc gia lớn nhất thải khí CO2 trong năm 2006, mặc dù lượng khí thải của mỗi người luôn thấp hơn so với ở các nước phát triển như châu Âu.

Lượng khí thải carbon bình quân của người Trung Quốc hiện nay gần như ngang với trung bình của châu Âu.

Trung Quốc đã trở thành quốc gia lớn nhất thải khí CO2 trong năm 2006, mặc dù lượng khí thải của mỗi người luôn thấp hơn so với ở các nước phát triển như châu Âu.

Nhưng theo báo cáongày hôm nay của Cơ quan Đánh giá môi trường Hà Lan Trung tâm nghiên cứu của ủy ban châu Âu, thì chỉ tính riêng phát thải từ nguồn năng lượngở Trung Quốc đẵ tăng9% trong năm 2011, đạt 7,2 tấn mỗi người, chỉ thấp hơn rất ít so với mức trung bình của EU là 7,5 tấn.

Việc tăng 9% tổng lượng phát thải ở Trung Quốc trong năm 2011, chủ yếu do tăng sử dụng than đá, trong khi, tổng lượng phát thải ở châu Âu và Nhật Bản  giảm 3% và 2% tương ứng. Tuy nhiên, lượng khí thải hầu như đều tăng ở các nước đang phát triển, ví dụ Ấn Độ đã tăng 6%. Các quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) hiện nay chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số lượng phát thải toàn cầu.

Các số liệu công bố được dựa trên nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy. Nước  Anh gần đây có báo cáo lập luận rằng việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá cũng quan trọng khi xem xét trách nhiệm quốc gia về biến đổi khí hậu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến dữ liệu hôm nay, vì theo các nghiên cứu đánh giá gần như 1/5 lượng khí thải của Trung Quốc là do sản xuất hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, dữ liệu mới cũng không bao gồm du lịch quốc tế, chiếm 3% tổng số toàn cầu chủ yếu đối tính vào các nước giàu.

Đối với những lý do này, tổng lượng khí thải carbon trung bình của châu Âu vẫn còn cao hơn đáng kể hơn so với Trung Quốc. Ngoài ra, Châu Âu, Mỹ và các nước phát triển khác trong quá khứ đã thải một lượng khí thải gây ra sự nóng lên của trái đất trong nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ tới.

Trong một nghiên cứu khác cho thấy khí thải của Trung Quốc có thể còn cao hơn so với báo cáo ngày hôm nay vì số liệu thống kê năng lượng do Trung quốc đưa ra thấp hơn đến 20%.

Do các yếu tố như trên, con số phát thải chính xác sẽ vẫn còn là chủ đề tranh luận. Trên toàn cầu, tổng lượng phát thải từ nhiên liệu hóa thạch tăng 3%, khí thải toàn cầu đã đạt mức kỷ lục là 34 tỷ tấn CO2. Cao hơn mức tăng trung bình hàng năm trong thập kỷ qua, là 2,7%. Điều này cho thấy rằng những nỗ lực để kiềm chế lượng khí thải toàn cầu cho đến nay vẫn không có tác động nào.

Nếu lượng khí thải carbon toàn cầu tiếp tục tăng như hiện tại, trong vòng 2 thập kỷ nữa trái đất sẽ tăng 20C, và đó là một ngưỡng nguy hiểm.

Cuonghm - Theo guardian