Tai nạn là do sử dụng đường giao thông chưa đúng mục đích

Ngày 11/07/2008

Tôi nghĩ chúng ta cần phải xác định mục đích chính của con đường là để giao thông thuận tiện, nhanh chóng giữa các khu vực, vùng miền. Như vậy con đường đó phải tuân thủ các yêu cầu sau: 2 bên đường không thể có nhà dân, hàng quán nhằm mục đích tránh các di chuyển không đúng hướng giao thông của con đường đó.

Tôi nghĩ chúng ta cần phải xác định mục đích chính của con đường là để giao thông thuận tiện, nhanh chóng giữa các khu vực, vùng miền. Như vậy con đường đó phải tuân thủ các yêu cầu sau: 2 bên đường không thể có nhà dân, hàng quán nhằm mục đích tránh các di chuyển không đúng hướng giao thông của con đường đó.

Đồng thời, khoảng cách giữa các giao lộ trên con đường đó phải tính toán cho phù hợp với mức độ giao thông của con đường đó (ví dụ: quốc lộ là 10km, tỉnh lộ 5km...). Ngoài ra, các khu dân cư phải được qui hoạch nằm cách đường giao thông chính (quốc lộ, tỉnh lộ...) ít nhất 300m-500m và tất cả các con đường trong khu dân cư đó không được nối trực tiếp với trục đường chính (quốc lộ, tỉnh lộ) mà chỉ nối vào một đường duy nhất đi ra các giao lộ như đã nói ở trên.

Trên thực tế hiện nay, trên khắp các tuyến đường ở Việt Nam không có một con đường lớn nào mà 2 bên không có nhà cửa hàng quán, ngay cả như đường Hồ Chí Minh hiện nay cũng đã đầy nhà cửa, hàng quán mọc lên “bám” vào thì làm sao mà không xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông.

Có người nhận xét rằng: “Văn hóa giao thông Việt Nam là văn hóa xe máy” tôi cho rằng nhận xét này rất chính xác bởi vì chỉ có xe máy mới có thể dừng bất kỳ chỗ nào trên đường để mua bán, thăm hỏi... ngay cạnh con đường. Nếu không có xe máy thì nhà mặt tiền có còn giá trị như bây giờ không?

Lê Văn Lai (Thanh Hóa)