" Hãy coi chừng tai nạn đấy "

Ngày 01/03/2007
" Hãy coi chừng tai nạn đấy ”... Hãy dành thời gian là 1 tháng yêu cầu tất cả các công dân hoặc cơ quan có trách nhiệm để được công an dán, in, phun, sơn…dòng chữ này lên phương tiện của mình. Tùy theo phương tiện, hình dáng, kích thước cấu tạo mà mà quy định kích cỡ của dòng chữ này...

Người gửi: Nguyễn Xuân Cương.
Địa chỉ: Khu 7- Tiên Kiên- Lâm Thao- Phú Thọ

 

Qua diễn đàn tôi xin được đóng góp một số ý kiến về biện pháp khắc phục an toàn giao thông như sau:

     Cách thứ 1.

            Bắt buộc đối với tất cả các phương tiện tham gia giao thông phải dán, phun, sơn, in dòng chữ sau lên xe :

Hãy coi chừng tai nạn đấy

Lý do tôi đưa ra cách làm này bởi vì với dòng chữ này sẽ nâng cao cảnh giác, ý thức chấp hành giao thông, tính chủ quan coi thường khi kiều khiển các phương tiện tham gia giao thông trên đường. Vì sao lại phải dùng khẩu hiệu này mà không dùng khẩu hiệu nào khác vì với khẩu hiệu này gồm có 6 từ không hơn không kém, không thêm không bớt, sửa chữa sẽ như là một lời nói nhắc nhở, một tiếng quát tháo thường xuyên, liên tục, ở bất cứ đâu, thời gian nào. Đối với người đang điều khiển ôtô, xe máy để cảnh báo họ

            Cách làm:

Đây là một phương pháp rẻ tiền nhất, không tốn kém tiền bạc, thời gian của nhà nước cũng như của công dân mà lại có hiệu quả lớn nhất. Ngay từ bây giờ Bộ giao thông vận tải hãy ra 1 quyết định thành luật bắt buộc tất cả các phương tiện ôtô, xe gắn máy thậm chí cả tàu thuyền trên sông phải có hàng chữ “ Hãy coi chừng tai nạn đấy ” trên phương tiện của mình. Hãy dành thời gian là 1 tháng yêu cầu tất cả các công dân hoặc cơ quan có trách nhiệm để được công an dán, in, phun, sơn…dòng chữ này lên phương tiện của mình. Tùy theo phương tiện, hình dáng, kích thước cấu tạo mà mà quy định kích cỡ của dòng chữ này. Dán vào nơi mà người khác có thể nhìn thấy rõ nhất khi tham gia giao thông, ví dụ như ở đầu, cuối đối với ôtô, xe máy thì dán vào hai ben sườn. Với mỗi phương tiện sẽ thu 1000đ. Dòng chữ này phải được thể hiện rõ ràng, chắc chắn không bị tẩy xóa, phải có dấu của Bộ GTVT, trong vòng 1 tháng các phương tiện tham gia giao thông phải có dòng chữ này, sau đó sẽ nhân rộng đối với những công ty sản xuất, đối với mỗi bao bì đóng gói đều phải có dòng chữ này trên sản phẩm của mình khi suất xưởng.

            Đây là một phương pháp cách làm đơn giản mà hiệu quả của nó mang lại là lớn nhất. Theo tôi Bộ GTVT hãy cho tiến hành ngay biện pháp, cách làm này vì tính mạng tài sản của nhân dân và đất nước.

            Hãy thử nghĩ mà xem nếu cách làm này được tiến hành thì chúng ta sẽ thấy dòng chữ “ Hãy coi chừng tai nạn đấy ” trên xe của chúng ta là lần thứ nhất nhắc nhở với chúng ta. Khi chúng ta đi trên đường tham gia giao thông thấy những xe đi cùng, ngược chiều cũng có dòng chữ là lần thứ 2, lần thứ…n nhắc nhở chúng ta cẩn thận với tay lái của mình. Nếu chúng ta uống rượu, bia say khi điều khiển cũng có dòng chữ này nhắc nhở chúng ta nếu chúng ta muốn phóng nhanh vượt ẩu. cũng thấy dòng chữ này nhắc nhở cẩn thận. Như vậy có nghĩa là dòng chữ này chính là người bạn vô hình, thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi. Nó luôn nhắc nhở chúng ta mỗi khi chúng ta tham gia giao thông trên đường, và chắc chắn người bạn đời này sẽ không bao giờ để chúng ta phóng nhanh vượt ẩu. Khi đó tình trạng giao thông sẽ giảm 70% nếu được thực hiện. Hãy thực hiện ngay đừng để những con số về tai nạn giao thông mỗi ngày một tăng.

            Cách thứ 2

Theo tôi đươc biết thì có một số cuộc điều tra, tổng kết cho thấy khi điều khiển xe gắn máy 80% số người không dùng phanh tay. Và quả thật thì đối với xe gắn máy việc thiết kế phanh tay ở bên fải là không hợp lý và hiệu quả. Vì bên tay phải khi giảm ga là tốc độ đã giảm. Vậy thì tại sao chúng ta không thiết kế phanh tay ở bên trái, vì với phanh tay ở bên trái là người điều khiển có thể kết hợp 3 động tác phanh chân, giảm ga, phanh tay cùng nhau nếu có tình huống bất ngờ xảy ra.

            Cách thứ 3  

Có không ít tỉ lệ người tham gia giao thông không chú ý đến các biển báo nguy hiểm, cấm…ở trên đường. Vì thế theo tôi ngoài những biển báo này ra cần đặt những biển báo bằng chữ nhiều hơn nữa tại mỗi đoạn đường và nên thể hiện bằng hình ảnh  những vụ tai nạn giao thông ghe sợ ở những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông hoặc cả loa phát thanh ở dọc đường.

            Cách thứ 4  

Để giảm tình trangj ùn tắc giao thông ở những thành phố lớn, ở những ngã 3, ngã 4 theo tôi có một cách có thể cho là ngớ ngẩn vô ích nhưng nếu thử áp dụng một lần tại những nơi này chắc mọi người sẽ có suy nghĩ khác. Đó là tại các ngã 3, ngã 4 trong thành phố hay xảy ra ùn tắc giao thông đến hàng cây số. Nếu chúng ta đặt từ 2 đến 3 biển báo đèn xanh đỏ mỗi đèn cách nhau từ 50à 100m cùng một đoạn đường ùn tắc thay cho chỉ có một đèn báo ở chỗ giao cắt. Giả sử tại một ngã ba xảy ra ùn tắc tất cả 3 đèn báo là đỏ. Ta cứ giải quyết cho lần lượt từng ngả đường, mỗi ngả đường là 50m cho đèn xanh, hết đèn xanh thì ở tuyến đường đó vẫn có 2 đèn đỏ, sau khi đợt 1 ở tuyến này đi thì lại là đèn đỏ. Cứ thế tuyến đường 2 lại xanh một lần nữa… đến tuyến thứ 3. Cứ như vậy thì thời gian chờ đợi do bị ùn tắc ở mỗi tuyến đường chỉ là 3 phút mà thôi.