Vật liệu PPC và công nghệ đóng tàu mới

Ngày 14/09/2012
Công ty CP Công nghệ Việt Séc (KCN Đông Xuyên, TP.Vũng Tàu) vừa mới “trình làng” mẫu sản phẩm ca nô sản xuất bằng công nghệ và vật liệu mới – vật liệu tổng hợp PPC (polypropylen copolymer) đến từ châu Âu. Sự ra đời của công nghệ này đã mở ra triển vọng mới cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam và đặc biệt là cơ hội mới cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển và nền công nghiệp xanh thân thiện với môi trường
Công ty CP Công nghệ Việt Séc (KCN Đông Xuyên, TP.Vũng Tàu) vừa mới “trình làng” mẫu sản phẩm ca nô sản xuất bằng công nghệ và vật liệu mới – vật liệu tổng hợp PPC (polypropylen copolymer) đến từ châu Âu. Sự ra đời của công nghệ này đã mở ra triển vọng mới cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam và đặc biệt là cơ hội mới cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển và nền công nghiệp xanh thân thiện với môi trường. Với việc ứng dụng công nghệ hàn nhiệt, vật liệu tổng hợp PPC có thể đóng các loại tàu thuyền vận tải hành khách với sức chứa từ 10 - 200 hành khách và hàng hóa từ 2- 10 tấn; các loại tàu thuyền chuyên dùng cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu trên sông, hồ và vùng ven biển. Trong nghề cơ khí hàng hải, các nhà máy thường sử dụng các loại vật liệu truyền thống để đóng tàu như: Gỗ, sắt thép, hợp kim nhôm, composite... Tuy nhiên, tất cả đều không có được những ưu điểm như vật liệu tổng hợp PPC: Không gỉ, không có loài thủy sinh nào bám vào dưới đáy và thân tàu do vậy không tốn kém chi phí bảo trì, bảo dưỡng tàu và không gây ô nhiễm môi trường; Kháng thủy lực và tiết kiệm nhiên liệu; Chịu được va đập mạnh; Tuổi thọ cao, chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt từ âm 350C đến 800C, có tính cách nhiệt và cách âm tốt... Điều thú vị nhất là trong quá trình sản xuất và gia công PPC không sử dụng chất độc hại cho người và môi trường. “Vật liệu PPC sau nhiều năm sử dụng sẽ được tái chế 100%” - anh Vũ Văn Đảo cho biết.
Longlv - Theo Bariavungtau