Ưu thế của xe buýt nhanh tại các thành phố lớn

Thứ hai, 15/04/2013 07:42
Sáng 11/4, tại TPHCM, Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Xe buýt nhanh BRT (Bus Rapid Transit) - thách thức và lợi thế khi áp dụng cho các thành phố lớn tại Việt Nam.
Sáng 11/4, tại TPHCM, Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Xe buýt nhanh BRT (Bus Rapid Transit) - thách thức và lợi thế khi áp dụng cho các thành phố lớn tại Việt Nam.
Xe buýt nhanh BRT là loại hình giao thông công cộng có khả năng vận chuyển lớn, có làn đường riêng và hệ thống tín hiệu giao thông ưu tiên hỗ trợ, tạo ra tốc độ di chuyển nhanh hơn cũng như tần suất vận tải lớn hơn.
Hiện nay hệ thống xe buýt nhanh BRT đã được triển khai xây dựng tại thủ đô Hà Nội và TP Đà Nẵng (vốn đầu tư trên 50 triệu USD) cũng đang tiến hành xúc tiến việc xây dựng.
 
Tại TPHCM, Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM, khi đại lộ Đông-Tây, nay là đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ hoàn thành toàn tuyến và đưa vào khai thác đã tạo ra một yếu tố mới cho hệ thống giao thông của thành phố và làm cho việc phát triển tuyến xe buýt nhanh dọc trục Đông – Tây thành phố trở nên khả thi hơn vì đây là tuyến đường ngắn nhất nối khu vực phía đông và phía tây thành phố.
Tuyến có bề rộng mặt cắt ngang lớn, cho phép bố trí làn đường dành riêng cho xe BRT. Đồng thời với hầm Thủ Thiêm nối 2 bờ sông Sài Gòn, tuyến có một vai trò nối kết giao thông vô cùng quan trọng. Kịp thời nắm bắt cơ hội này, Ngân hàng Thế giới đã tiếp tục hỗ trợ UBND thành phố tiến hành triển khai dự án “Phát triển giao thông xanh thành phố Hồ Chí Minh”.
Dự án Phát triển Giao thông xanh thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng gồm 2 hợp phần, trong đó hợp phần quan trọng nhất là xây dựng tuyến BRT trên dọc đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ. Đảm bảo xe buýt nhanh BRT luôn thuận tiện; các điểm bố trí bến, điểm dừng xe buýt, hệ thống thu phí và kiểm soát vận hành hiện đại tiên tiến... sẽ làm cho xe buýt trở thành một phương án thay thế các phương tiện giao thông cá nhân nhờ sự hấp dẫn và chất lượng cao, trước mắt là trên tuyến đường Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ và sau đó nhân rộng trên các tuyến đường khác của thành phố trong thời gian tới.
Theo đó, tuyến xe buýt trên đường Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ với điểm đầu tuyến đặt tại Bến xe miền Tây mới (huyện Bình Chánh ) và điểm cuối tuyến tại ngã 3 Cát Lái (quận 2). Tổng chiều dài toàn tuyến là 25 km, đi qua các địa bàn quận Bình Chánh, Bình Tân, quận 6, 5, 1 và quận 2.
Tổng chi phí dự án ước tính 154,25 triệu USD, Ngân hàng thế giới tài trợ 152,25 triệu USD và vốn đối ứng trong nước là 2 triệu USD. Dự kiến tuyến xe buýt nhanh – BRT sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2017.
Nguồn: SGGP
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:87654
Lượt truy cập: 176.160.885