Hệ thống cảnh báo giao thông của học sinh Quốc học Huế

Thứ ba, 01/04/2014 00:00

Đó là đề tài sáng tạo khoa học kỹ thuật “Hệ thống cảnh báo tại những điểm “mù” giao thông của nhóm học sinh Trường Quốc học Huế gồm Phạm Nguyễn Hạnh Như (lớp 11A1), Đoàn Đại Thanh Long và Hoàng Phú (lớp 12 Sinh).

Đó là đề tài sáng tạo khoa học kỹ thuật “Hệ thống cảnh báo tại những điểm “mù” giao thông của nhóm học sinh Trường Quốc học Huế gồm Phạm Nguyễn Hạnh Như (lớp 11A1), Đoàn Đại Thanh Long và Hoàng Phú (lớp 12 Sinh).

Đề tài đã đạt giải nhì cấp Quốc gia năm 2014 trong cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học được tổ chức tại thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc vào đầu tháng 3/2014.

Hạnh Như cho biết, nhóm quyết định xây dựng hệ thống báo hiệu giao thông bằng cảm biến quang trở vì nhóm thấy có những điểm rất phù hợp để ứng dụng trong việc cảnh báo giao thông tại những điểm mất tầm nhìn. Sau 5 tháng tìm tòi nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ tận tình của các giáo viên trong trường thì sản phẩm của nhóm tụi em đã hoàn thành.

Từ trái sang phải: Hạnh Như, Thanh Long, Hoàng Phú tại sân Trường Quốc học Huế.

Nguyên lí hoạt động của hệ thống như sau: Khi laser chiếu thẳng vào quang trở, giá trị điện trở giảm  nên áp rơi trên quang trở rất nhỏ. Vì điện áp ở ngõ vào đảo (lấy từ quang trở) nhở hơn điện áp chuẩn ngõ ra, do đó transistor không khuếch đại tín hiệu đến rơ-le, làm mạch hở và đèn báo động không sáng.

Trong trường hợp có phương tiện giao thông chắn ngang đường đi của tia laser từ mạch phát đến quang trở, quang trở không nhận được tia laser nên có trị số lớn, áp rơi trên quang trở lớn. Vì ngõ vào đảo có giá trị điện áp (lấy từ quang trở) lớn hơn ngõ vào không đảo làm cho transistor tắt, lúc này tín hiệu điện được khuếch đại đến rơ-le, làm rơ-le đóng, mạch kín và đèn báo động sẽ sáng.

Theo Hạnh Như điểm khó nhất trong quá trình nghiên cứu của cả nhóm là điểm đặt hệ thống cảnh báo vì phải bố trí khoảng cách của 2 hệ thống bằng khoảng nhìn thấy ở 2 đầu khúc ngoặt. Ngoài ra còn phải thiết kế một bộ phận thu ánh sáng của laser tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào quang trở gây báo động giả, cũng như tránh bụi bặm môi trường. Tùy từng địa hình mà có cách bố trí hệ thống cảnh báo khác nhau. Đối với đường đèo việc cung cấp điện bằng mạng điện lưới thông dụng gặp rất nhiều khó khăn. Nên nhóm có ý tưởng sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, pin lâu ngày hoặc điện năng do áp điện tạo ra.

Khi hệ thống được lắp đặt, sẽ giúp cảnh báo sớm và hiệu quả cho người tham gia giao thông có thể chủ động giảm tốc độ, điều khiển phương tiện giao thông tránh xe khác giúp giảm thiểu tai nạn giao thông ở những điểm nóng này.  So với gương cầu lồi thì hệ thống cảnh báo bằng cảm ứng quang điện hoạt động theo kiểu tự động cảnh báo có nhiều ưu điểm hơn, mang lại hiệu quả cao, rất nhạy bén, lại đơn giản, dễ làm, độ phân giải tốt và có tính ổn định cao, có khả năng bao quát.

Theo Hoàng Phú thì mỗi cảm biến quang trở chỉ có giá 150.000 đồng, và sẽ rẻ hơn rất nhiều khi được sản xuất đại trà, vì thế ít tốn kém có thể sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, hệ thống báo hiệu bao gồm đèn nháy và âm thanh nên giúp cảnh báo tốt trong nhiều điều kiện môi trường, thời tiết. Đặc biệt hơn, hệ thống còn có thể áp dụng vào việc kiểm soát lưu lượng xa qua hầm 1 chiều.

Thanh Long chia sẻ: “Hy vọng hệ thống giao thông của nhóm chúng em sớm được đưa ra ứng dụng thực tế để giúp nước ta giảm thiểu tai nạn giao thông ở những điểm “mù” do mất tầm nhìn”

Nguồn: Báo CAND

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:9322
Lượt truy cập: 175.359.964