Nghiên cứu giải pháp KH&CN để xây dựng đê biển chống được các cơn bão và triều cường theo tần suất thiết kế

Thứ bẩy, 09/04/2011 00:00
Hiện nay dọc ven biển Việt Nam đã có hệ thống đê biển với các quy mô khác nhau được hình thành qua nhiều thế hệ, bảo vệ cho sản xuất, dân sinh kinh tế của các vùng trũng ven biển. Đây là một nguồn tài sản lớn của đất nước, nếu được tu bổ, nâng cấp phù hợp thì hệ thống đê biển sẽ là cơ sở vững chắc tạo đà phát triển kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngược lại nếu không được đầu tư bảo vệ, củng cố nâng cấp thì nguồn tài sản này có thể bị mai một, giảm hiệu quả của các tuyến đê biển.
Hiện nay dọc ven biển Việt Nam đã có hệ thống đê biển với các quy mô khác nhau được hình thành qua nhiều thế hệ, bảo vệ cho sản xuất, dân sinh kinh tế của các vùng trũng ven biển. Đây là một nguồn tài sản lớn của đất nước, nếu được tu bổ, nâng cấp phù hợp thì hệ thống đê biển sẽ là cơ sở vững chắc tạo đà phát triển kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngược lại nếu không được đầu tư bảo vệ, củng cố nâng cấp thì nguồn tài sản này có thể bị mai một, giảm hiệu quả của các tuyến đê biển.
Với mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở khoa học đề xuất tần suất thiết kế cho các đoạn từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Xác định thông số cơ bản dùng để thiết kế đê biển trên các cơ sở tính toán, luận cứ khoa học vững chắc. Đưa ra các giải pháp công nghệ để xây dựng đê biển chống được bão và triều cường theo tần suất thiết kế đoạn từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Hệ thống đê sông, đê biển hiện nay chỉ mới có thể đảm bảo an toàn ở mức độ nhất định tùy theo tầm quan trọng về nhân sinh, kinh tế từng khu vực được bảo vệ, một số tuyến đê đã được đầu tư khôi phục, nâng cấp thông qua các dự án PAM và các dự án hỗ trợ của ADB, đầu tư của Chính phủ có thể chống với gió bão cấp 9 và mức nước triều tần suất 5%, nhiều tuyến đê chưa được tu bổ, nâng cấp chỉ có thể đảm bảo an toàn với gió bão cấp 8. Mặt khác, do điều kiện kinh tế việc đầu tư chưa được tập trung đồng bộ, kiên cố, lại chịu tác động thường xuyên của mưa bão nên hệ thống đê, kè biển vẫn tiếp tục bị xuống cấp. Qua 2 năm thực hiện, đề tài đã được sự giúp đỡ tận tình của các bộ Vụ KH&CN Bộ NN&PTNT, các sở NN&PTNT từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi, các tác giả thuộc trường Đại học Thủy Lợi đã mang lại những giải pháp KH&CN xây dựng để biển như sau:
Thứ nhất là quy hoạch và bố trí tuyến đê biển phải dựa trên yêu cầu của quy hoạch thống nhất quản lý đới bờ, nhằm khai thác và phát triển tiềm năng kinh tế biển.
Thứ hai, tuyến đê phải đáp ứng những yêu cầu bảo vệ môi trường và sinh thái. Làm tốt công tác đánh giá tác động của đê biển đối với môi trường tránh gây những ảnh hưởng xấu đến vùng lân cận và các ngành sản xuất, dự báo những vấn đề môi trường có thể xảy ra và nêu lên các đối sách tương ứng.
Thứ ba, với tuyến đê, cần tiến hành so sánh nhiều phương án bố trí.
Thứ tư, về bố trí mặt bằng, tuyến đê cần thẳng, tránh gấp khúc nhiều lần, lồi lõm lắm để không gây ra các vùng cục bộ tập trung năng lượng sóng.
Thứ năm, cao trình bãi ở vị trí xây dựng đê biển để xây dựng trên cơ sở mục đích, phương thức khai thác của đê, an toàn của thân đê, điều kiện thân đê và các yếu tố khác.
Thứ sáu, đối với những vùng biển lấn, tại những khu vực nhạy cảm, quan trọng, cần thiết phải có tuyến đê 2.
Bên cạnh đó trên cơ sở xác định mực nước thiết kế theo mức độ rủi ro của vùng được đê bảo vệ, đề tài đã xác định tần suất thiết kế đê cho các tuyến khu vực Nam Định, Hải Phòng, từ đó sơ lược chuyển đổi tần suất thiết kế cho toàn vùng từ Quảng Ninh đến Quảng Nam.
Anh Trung (Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài -số lưu trữ:
8006/2010- tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia - http://db.vista.gov.vn).
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:66525
Lượt truy cập: 176.104.193