Ông Nguyễn Thế Trung (thứ 2 từ trái sang) tại Hội thảo hợp tác và phát triển CNTT lần thứ XIX
Hanel DTT là công ty chuyên cung cấp các giải pháp về hệ thống chính quyền điện tử, đặc biệt đã có kinh nghiệm triển khai dịch vụ công (DVC) cho nhiều cơ quan Bộ ngành trên cả nước. Các dịch vụ được xây dựng trên nền tảng chính quyền điện tử nguồn mở (OEP) – nền tảng đã được sử dụng để triển khai cho toàn bộ hệ thống chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng, có khả năng tích hợp với nhiều hệ thống khác nhau, bao gồm: tích hợp thông tin giữa các đơn vị trong TP, các ứng dụng sẵn có, các ứng dụng Trung ương, các kênh cung cấp dịch vụ, dữ liệu và dịch vụ GIS.
Là đơn vị triển khai thành công các dịch vụ công, Hanel DTT đã chỉ rõ các đặc điểm nổi bật của DVC trong hệ thống CNTT của các cơ quan chính quyền bao gồm:
-
Cổng DVCTT tập trung: Người làm thủ tục (công dân, doanh nghiệp) đăng nhập vào một địa chỉ duy nhất để thực hiện thủ tục hành chính
-
Xác thực tài khoản công dân, doanh nghiệp: Công dân, doanh nghiệp được cấp tài khoản truy cập duy nhất để đăng nhập hệ thống và thực hiện việc nộp hồ sơ, theo dõi tiến trình xử lý, nhận kết quả xử lý hồ sơ. Tài khoản được xác nhận (kích hoạt sử dụng) bởi Cơ quan quản lý (thông thường là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả)
-
CSDL hỗ trợ nhập đơn và kiểm tra điều kiện: Đơn trực tuyến được hỗ trợ: Tự động điền sẵn thông tin công dân, doanh nghiệp trên đơn; Tự động điền các thông tin nghiệp vụ trên đơn; Kiểm tra tự động các ràng buộc nghiệp vụ; Khuyến cáo công dân, doanh nghiệp khi nhập thông tin; Thành phần hồ sơ được kế thừa
-
Thanh toán trực tuyến
-
Xử lý nghiệp vụ gắn liền xử lý hồ sơ
-
Tích hợp các hệ thống, CSDL khác phục vụ xử lý nghiệp vụ
-
Trả kết quả trực tuyến với chữ ký số: Kết quả xử lý hồ sơ, các công văn thông báo cho người làm thủ tục được ký số và đóng dấu số. Công dân, doanh nghiệp nhận kết quả số trên hệ thống. Các cơ quan quản lý nhà nước khác có thể tra cứu kết quả số trên Cổng thông tin dịch vụ công tập trung.
-
Báo cáo thống kê đa chiều: Báo cáo thống kê tình hình thực hiện thủ tục hành chính: Thống kê hồ sơ trực tiếp, trực tuyến; Thống kê theo từng DVC, từng đơn vị, theo nhiều đơn vị; Kết nối với Hệ thống đánh giá thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp.
Cùng với việc chia sẻ kinh nghiệm cụ thể tại các Bộ ngành, Hanel DTT cũng đưa ra 3 đề xuất để triển khai DVC mức độ 4 đạt hiệu quả cao, bao gồm:
-
Điều chỉnh chính sách: Công nhận tính pháp lý của dữ liệu số và điều chỉnh các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ
-
Thống nhất mô hình: DVC của các đơn vị, các lĩnh vực nghiệp vụ cùng một mô hình triển khai, đảm bảo tính nhất quán
-
Thuê dịch vụ: Doanh nghiệp đầu tư xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Nhà nước đánh giá, định giá theo hiệu quả mang lại của dịch vụ công trực tuyến.
Với chủ đề “Chính quyền điện tử, Hành chính hiện đại và An toàn thông tin”, nhiều đơn vị chính quyền như UBND TP. Đà Lạt, Cục CNTT & Thống kê Hải quan – Tổng cục Hải quan, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng… tham gia tham luận tại phân ban B và nhận được nhiều sự quan tâm của các bên liên quan.
Download toàn bộ bài tham luận tại đây.