Theo đó, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ GTVT đã đưa ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể nhằm ưu tiên các nguồn lực để triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp đảm bảo hoàn thành 7 mục tiêu của Kế hoạch hành động VSTBPN Bộ GTVT giai đoạn 2016-2020.
Cụ thể với mục tiêu "Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giói trong lĩnh vực chính trị" với các chỉ tiêu tỷ lệ nữ được đưa vào quy hoạch chiếm -15 - 20% trong tổng số; tỷ lệ nữ trong danh sách cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quản lý đạt 15 - 20%; tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng, đoàn thể tăng dần đều khoảng 10%/năm từ năm 2016, để đến năm 2020 đạt trên 20%, tỷ lệ lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tăng dần đều khoảng 5%/năm từ năm 2016, để đến 2020 đạt 10 - 15%, tỷ lệ lãnh đạo chủ chốt các đơn vị trực thuộc tăng dần đều khoảng 5%/năm từ năm 2016, để đến 2020 đạt 10-15%, các đơn vị có từ 30% công chức, viên chức và người lao động là nữ có ít nhất 1 nữ lãnh đạo, Kế hoạch đã đề nghị các đơn vị tăng cường bổ sung cán bộ nữ có năng lực đưa vào danh sách quy hoạch các cấp ủy Đảng, đoàn thể; lãnh đạo cấp Bộ, Vụ; lãnh, đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ nữ được đưa vào quy hoạch tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quản lý, đủ điều kiện được bổ nhiệm vào các vị trí quy hoạch; gắn đào tạo với bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện công tác cán bộ nữ...
Đối với 6 mục tiêu còn lại là: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin; Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới, Kế hoạch cũng đã đề ra các chỉ tiêu và giải pháp thực hiện cụ thể như tăng cường tuyên truyền tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức cho cá đối tượng cả nam và nữ, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ...
Để thực hiện tốt các mục tiêu và giải pháp trên, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ GTVT cũng yêu cầu cấp ủy và lãnh đạo các cấp đưa việc thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của đơn vị thành một chỉ tiêu để đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ phối hợp với tổ chức công đoàn các cấp và các bộ phận có liên quan thực hiện các nội dung thuộc Khung kế hoạch hành động được ban hành kèm theo.
DT