Cảnh báo: Di động và nguy cơ mất an toàn thông tin

Thứ hai, 30/10/2017 16:10

Điện thoại di động đang vấp phải những vấn đề của máy tính đã gặp nhiều năm trước và ngày càng phức tạp hơn. Ngày nay chỉ cần kết nối internet, bạn có thể đọc mail cũng như lướt web trên điện thoại, nhưng cũng từ đó nảy sinh một rắc rối khác là nguy cơ mất an toàn càng cao, như rò rỉ thông tin, mất dữ liệu, ăn cắp và nghe trộm thông tin.

Ngày càng nhiều người thường xuyên mang theo mình những chiếc điện thoại di động có chứa các thông tin nhạy cảm như hình ảnh, danh bạ, tin nhắn, nhật ký cuộc gọi, lịch biểu, ghi chú và rất nhiều thông tin cá nhân khác. Nếu chiếc điện thoại hoặc những dữ liệu đó bị thất lạc hoặc mất cắp thì sẽ rất nguy hiểm, các thông tin cá nhân hay dữ liệu nhạy cảm sẽ bị lộ, chưa kể đến khả năng chiếc điện thoại bị lợi dụng để làm những chuyện xâu dưới danh nghĩa của mình.

Vì vậy hiện nay đã có thêm khái niệm mới, đó là bảo mật trên điện thoại di động. Người dùng cần luôn cảnh giác với những nguy cơ mất an toàn tiềm tàng đối với những chiếc điện thoại di động của họ và những tùy chọn cài đặt trong đó.

1. Những điều cơ bản cho việc bảo mật điện thoại: 

Hạn chế việc nghe và nói điện thoại nơi đông người, khi chạy xe máy. Yếu tô công việc cần nói chuyện mọi lúc mọi nơi thì nên sử dụng tai nghe sẽ an toàn hơn. Khi sử dụng điện thoại, chú ý đến màn hình. Cân nhắc đến khả năng thấy được nội dung hiển thị trên màn hình nếu có người ở xung quanh hay sau lưng bạn.

Luôn chý ý giữ điện thoại trong tầm mắt, tránh để cho nhiều người thấy bạn có điện thoại, nói chung cần kín đáo. Cài đặt mật khẩu cho máy, đổi mã PIN và lưu chúng một cách bí mật.

Đánh dấu nhận biết lên thẻ SIM, thẻ nhớ, pin và điện thoại của mình. Dán tem bảo vệ chống mở máy hoặc dán các vùng nối ghép của điện thoại. Những việc này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra nếu một trong các thành phần trên bị xâm nhập hoặc đánh tráo (ví dụ nếu tem dán bị lệch hoặc để lại dấu vết cạy mở). Không lưu thông tin nhạy cảm trên điện thoại. Nếu bạn cần phải lưu trữ những thông tin nhạy cảm, hãy cân nhắc việc lưu chúng vào một thẻ nhớ ngoài để có thể dễ dàng tháo ra khi cần – không lưu thông tin nhạy cảm này trên bộ nhớ trong của điện thoại.

Khi cần sửa chữa điện thoại tại cửa hàng, kiểm tra mọi thông tin nhạy cảm để đảm bảo chúng được an toàn, không bị phát hiện. Chắc chắn phải tháo SIM ra. Sao lưu thông tin trong điện thoại thường xuyên vào máy tính một cách an toàn và bảo mật, nhằm giúp bạn khôi phục dữ liệu trong trường hợp bị mất điện thoại.

Dãy 15 số Mã điện thoại hay số IMEI giups bạn xác định điện thoại của mình và có thể xem số này bằng cách nhấn *#06#. Hãy ghi lại dãy số này ở một nơi khác và giữ thât cẩn thận, đề phòng khi bị mất thì dãy số này sẽ giúp bạn theo dõi và chứng nhận sự sở hữu một cách nhanh chóng.

2. Tính Ẩn danh: 

Thực sự mà nói, điện thoại di động không được thiết kế cho mục tiêu bảo mật và riêng tư. Nên nếu muốn sử dụng mà không lộ danh tính thì sẽ cần chịu khó một chút. Tối thiểu, nhà điều hành mạng di động có khả năng ghi lại tất cả các dữ liệu về ai đang gọi và nhắn tin cho ai, khi nào và nội dung là gì nhờ vào các cột thu phát sóng gần vị trí bạn nhất. Cũng như có thể tính toán vị trí của người mang điện thoại, bất kỳ khi nào điện thoại bật mở và nối kết với mạng di động. Rất dễ nếu muốn truy tìm vị trí của bạn khi điện thoại được mở.

Vì thế khi cần gọi điện hay nhắn tin với thông tin nhạy cảm, hoặc với một người bí mật, nên cân nhắc tìm hiểu và thực hiện các bước sau:

Sử dụng một kết nối mạng riêng ảo (VPN) để truy cập vào những website nhạy cảm.
Tắt Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các định vị tọa độ, vị trí.

Cân nhắc khi thực hiện các cuộc gọi nhạy cảm ở những nơi khác nhau, và những nơi đó không nên có liên hệ đến bạn như nhà riêng, công ty, trường học, hay những nơi công cộng khác mà bạn thường lui tới.

Chỉ bật máy khi đã đến nơi được chọn để gọi điện. Trước khi đến và khi chuẩn bị rời khỏi nơi đó thì hãy tắt máy và tháo pin ra.

Sử dụng vài thẻ SIM trả trước. Tránh sử dụng thẻ tín dụng cá nhân để trả tiền mua thẻ SIM.

3. Về việc nghe lén:

Điện thoại của bạn có thể được thiết đặt để ghi và truyền bất kỳ âm thanh nào trong phạm vi hoạt động của một phần mềm gián điệp hay độc hại trong đó mà bạn không hề hay biết. Tinh vi hơn là chúng có thể được điều khiển từ xa để lén nhận các cuộc gọi, đặc biệt là đánh lừa bạn rằng điện thoại của bạn đã được tắt (màn hình tối đen) trong khi thực chất là nó vẫn còn hoạt động và bắt đầu việc nghe lén.. Vì vậy bạn nên :

Luôn nghe điện thoại một cách an toàn nhằm tránh bị cướp giật hoặc vô tình nghe lén

Khi có các cuộc hộp hay gặp gỡ mang tính riêng tư, nhạy cảm, bí mật, nên tắt điện thoại và tháo pin ra.

Trong trường hợp cuộc họp hay gặp gỡ có nhiều người tham gia thì không nên để tất cả tắt máy cùng một lúc tại cùng một vị trí, vì dễ sinh ra nghi ngờ, hoặc ít ra bên kia sẽ thấy lạ. Vì vậy có thể chia ra vài người tắt máy tháo pin, những người còn lại không cần tắt điện thoại nhưng phải để chúng ở một nơi an toàn khác, như một két sắt riêng ở một căn phòng khác gần đó.

Không bao giờ để những người bạn không tin tưởng mượn điện thoại; mà nhìn chung đừng nên đưa ai điện thoại mà không có sự chứng kiến của bạn trong một thời gian dài đáng kể. Làm sao biết được bạn sẽ không bị cài đặt phần mềm gián điệp lên máy theo cách này.

4. Cài đặt phần mềm bảo mật

Môi trường di động không khác gì máy tính và phần mềm độc hại đặc biệt nhắm đến thiết bị di động tăng lên theo cấp số nhân hàng tuần. Việc cài đặt phần mềm bảo mật cho thiết bị di động là cần thiết. Đơn cử như Bullguard Mobile Security.

BullGuard Mobile Security có nhiều tính năng thiết kế dành riêng cho việc bảo vệ dữ liệu trong trường hợp bị thất lạc hoặc trộm cắp. Lấy ví dụ, lúc bạn mất thiết bị, bạn có thể mở bất kỳ máy tính nào và truy cập giao diện quản lý BullGuard Mobile Security trên web và đăng nhập. Tại đó, bạn có nhiều lựa chọn như: xoá dữ liệu trên thiết bị hoặc khoá nó từ xa. Hơn thế nữa, bạn cũng có thể sao lưu dữ liệu lên máy chủ của BullGuard trước khi xoá sạch dữ liệu để đảm bảo chúng không bị mất và có thể chuyển sang một thiết bị khác. Có sẵn một công cụ theo dõi cho phép bạn xác định vị trí chính xác của thiết bị. Và một khi có ai đó tháo thẻ SIM điện thoại sẽ tự động khoá hoặc xoá sạch dữ liệu tuỳ theo lựa chọn của bạn.

Ngoài ra BullGuard Mobile Security cung cấp nhiều công cụ để giúp bạn giám sát hoạt động của con trẻ. Bạn có thể theo dõi tin nhắn, hình ảnh, cuộc gọi và ứng dụng từ xa. Nhờ vào đó bạn có thể biết được chúng đang làm gì trên thiết bị.

Nguồn: bullguard.btis.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:44196
Lượt truy cập: 176.510.593