Cận cảnh công trường sửa chữa mặt cầu Thăng Long

Thứ ba, 03/11/2020 16:01

Đến nay, việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã đạt 50% khối lượng và giá trị thực hiện, sẽ hoàn thành vào 31/12 năm nay.

Sáng nay (3/11), Thứ trưởng Lê Đình Thọ trực tiếp có mặt tại hiện trường, nghe báo cáo tiến độ dự án. Nhấn mạnh đây là dự án đột phá trong việc ứng dụng công nghệ mới vào công tác sửa chữa đường bộ của ngành đường bộ, Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu, số 1 là phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng công trình. Tiến độ có thể nhanh chậm một vài ngày, có tính toán hợp lý, không ép về tiến độ mà ảnh hưởng đến chất lượng dự án. Bên cạnh đó, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị cần chú ý vấn đề giải ngân, an toàn lao động và chế độ chính sách đối với công nhân lao động.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ: “Sửa chữa xong cầu Thăng Long, sẽ tổng kết đánh giá rút ra

các bài học về tổ chức, phối hợp, thực hiện quy trình quy phạm đảm bảo chất lượng công trình”.

Dự án sửa chữa Cầu Thăng Long hoàn toàn do đội ngũ chuyên gia, kĩ sư Việt Nam làm chủ, từ khâu thiết kế, ứng dụng công nghệ cho đến công tác thi công. Hạng mục đinh neo, đến thời điểm này đã hàn được gần 850.000 trong tổng số hơn 1,4 triệu đinh neo phải hàn, đạt 60% tiến độ. Khối lượng hạng mục cốt thép còn lại đang được nhà thầu khẩn trương thi công. 

Đối với hạng mục cốt thép đã thi công 445/775 tấn đạt gần 60% kế hoạch. Diện tích bên tông UHPC đã đổ là hơn 13.800 m2 trong tổng số hơn 27.700 m2 đã được đổ. Hạng mục đổ bê tông siêu tính năng UHPC đã đổ 1860/3200 m.

Sau khi đổ xong bê tông siêu tính năng UHPC, hệ thống máy hấp nhiệt hoạt động liên tục trong 3 ngày để bê tông đạt cường độ 150 mpa, cao hơn cường độ bên tông thường gấp 3 lần. Trong thời gian hấp nhiệt, công nhân liên tục kiểm tra máy móc, đảm bảo nhiệt độ máy hấp nhiệt luôn ở 80 độ C. Hệ thống lan can cầu sau nhiều năm đã gỉ sét cũng được làm sạch sau đó gia cố thêm chân đỡ. Công nhân đang làm sạch hộ lan, sau đó sẽ được sơn sửa lại

Tổng giá trị thực hiện dự án đến thời điểm này đạt hơn 116 tỷ đồng, đạt hơn 50% giá trị hợp đồng. Tổng giá trị giải ngân đạt hơn 124/244 tỷ đồng, đạt 51% giá trị hợp đồng và trên 70% kế hoạch năm.

Tổng giá trị thực hiện dự án đến thời điểm này đạt hơn 116 tỷ đồng.

Theo kế hoạch đến 12/12 sẽ hoàn thành hàn hơn 1,4 triệu đinh neo. Đến 13/12 sẽ hoàn thành thi công cốt thép. Từ ngày 20/11 - 25/12 sẽ hoàn thành thi công lớp dính bám và thảm bê tông nhựa với khối lượng hơn 27.000 m2. Để đảm bảo tiến độ dự án, hiện nay Liên danh các nhà thầu đang phối hợp khá nhịp nhàng thi công theo hình thức cuốn chiếu. Đến ngày 14/12 sẽ hoàn thành đổ hơn 2000 m3 bê tông siêu tính năng toàn bộ mặt cầu.

Giải pháp sửa chữa cầu Thăng Long lần này bao gồm: Cào bóc và làm sạch lớp phủ mặt cầu cũ, hàn các đinh neo trên bản mặt thép, bổ sung lưới cốt thép, rồi rải lớp bê tông siêu tính năng UHPC với lượng sợi thép gia cường cần thiết. Qua đó tạo ra kết cấu liên hợp giữa bê tông UHPC với sàn thép hiện hữu, tạo thành mặt cầu liên hợp siêu nhẹ.

Đến ngày 14/12 sẽ hoàn thành đổ hơn 2000 m3 bê tông siêu tính năng toàn bộ mặt cầu.

Mặc dù đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, nhưng đối với VN thì đây vẫn là công nghệ mới. Trước khi áp dụng vào sửa chữa cầu, Bộ GTVT đã có những nghiên cứu và thực nghiệm kỹ càng và quá trình thi công thực tế được quản lý, giám sát chặt chẽ từ quy trình thi công của các nhà thầu, từ nguyên liệu đầu vào, tới việc hàn đinh neo và đổ bê tông...

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ hoàn thành thông xe trước 31/12 đúng theo kế hoạch. Khi hoàn thành sẽ kết nối với đường vành đai III đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long vừa hoàn thành.

Nguồn: Báo Giao thông

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:247863
Lượt truy cập: 176.080.402