Nghiên cứu một số chỉ tiêu kỹ thuật của bê tông nhựa sử dụng phụ gia hạt nhựa tái chế (RPE) theo phương pháp trộn ướt

Thứ hai, 08/06/2020 14:23

Đây là nghiêu cứu của Nhóm tác giả của Trường Đại học Giao thông vận tải - Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh - Công ty Cổ phần UTC2 (Trường Đại học Giao thông vận tải) - Công ty Cổ phần Hải Đăng - Ban Quản lý dự án các công trình giao thông Tây Ninh.

Ảnh minh họa

Trong những năm qua đã có sự quan tâm ngày càng lớn về sử dụng rác thải nhựa trong chế tạo mặt đường bê tông nhựa (BTN) nhằm cải thiện một số tính chất cơ lý của BTN mặt đường và đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Bài báo phân tích kết quả nghiên cứu bước đầu về đặc tính kỹ thuật của hỗn hợp BTN sử dụng nhựa đường 60/70 pha hạt nhựa tái chế (RPE: Recycled Polyethylene) so sánh với BTN sử dụng phụ gia SBS và BTN polymer, làm cơ sở cho việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất BTN có sử dụng phụ gia hạt nhựa tái chế theo phương pháp trộn ướt. 

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon rất nghiêm trọng. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần sẽ là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng”.

Đã có nhiều nước sử dụng nhựa tái chế như Anh, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Úc... làm phụ gia sản xuất BTN, vì về lý thuyết, do có cấu tạo là các gốc hydrocarbon nên nhựa sau khi tan chảy sẽ liên kết vật lý dễ dàng với nhựa đường, ngăn không cho hỗn hợp bị rã vỡ ra và phân tán vào môi trường. Điều này không chỉ giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa mà còn tăng khả năng làm việc của BTN [10]. Nghiên cứu ở Trường Đại học GTVT [8] theo phương pháp trộn khô đã cho thấy các loại mảnh nhựa phế thải (mảnh nilon, chai PET, nắp PP) khi sử dụng làm phụ gia giúp tăng độ ổn định Marshall của BTN, trong khi loại hạt nhựa RPE không cho hiệu quả tương tự. Do đó, bài báo trình bày các kết quả bước đầu trong phòng thí nghiệm đánh giá khả năng sử dụng hạt nhựa phế thải làm phụ gia theo phương pháp trộn ướt cải thiện khả năng làm việc của BTN.

Để làm rõ các đặc tính kỹ thuật của hỗn hợp BTN sử dụng phụ gia RPE, nhóm tác giả đã tiến hành thí nghiệm tại Phòng Thí nghiệm kiểm định trọng điểm đường bộ, Môi trường và An toàn giao thông (Las-XD 1398) thuộc Công ty Cổ phần UTC2, Trường Đại học GTVT. Vật liệu sử dụng vật liệu trong các thí nghiệm bao gồm: - Hạt nhựa tái chế được sản xuất tại Nhà máy Xử lý rác thải Tây Ninh, Công ty CP Công nghệ môi trường Tây Ninh, Tập đoàn Hải Đăng; - Nhựa 60/70, các loại cốt liệu, bột khoáng lấy tại trạm trộn BTN Giang Tân - Tây Ninh của Tập đoàn Hải Đăng...

Nguồn: Tap chí GTVT

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:58806
Lượt truy cập: 176.103.015