Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Thứ hai, 10/09/2012 12:56
Kể từ ngày 01/10/2012, Thông tư 31/2012/TT-BGTVT ban hành ngày 01/8/2012 Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực thay thế Quyết định số 38/2004/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Kể từ ngày 01/10/2012, Thông tư 31/2012/TT-BGTVT ban hành ngày 01/8/2012 Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực thay thế Quyết định số 38/2004/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Theo đó, Thông tư 31/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc hệ thống quốc lộ. Việc quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương (đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã), đường chuyên dùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng, căn cứ vào Thông tư này, để quy định cụ thể cho phù hợp.

Nội dung của Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, đơn vị quản lý cụm phà, bến phà (cầu phao), các đơn vị được giao kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ. Cũng như trách nhiệm cá nhân của Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng đơn vị được giao kế hoạch, đặt hàng, trúng thầu thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ và Giám đốc cụm phà, Bến trưởng bến phà (cầu phao).

Cũng theo Thông tư này, việc xử phạt vi phạm đối với các cá nhân như Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ, Giám đốc cụm phà, Bến trưởng bến phà (cầu phao) và các cá nhân có liên quan, tùy theo đối tượng và mức độ vi phạm căn cứ theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Nghị định số 41/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP; Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức và các văn bản sửa đồi, bổ sung Nghị định.

DT

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:21765
Lượt truy cập: 176.395.302