An toàn giao thông đường thủy: Cần có biện pháp quyết liệt hơn

Thứ ba, 10/05/2011 00:00
Mặc dù tình trạng tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy ở Quảng Ninh chưa thực sự “nóng” như những địa phương khác trên toàn quốc, nhưng với sự phát triển kinh tế đường thủy ngày càng đa dạng thì trong thời gian tới rất cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn.
Thực trạng ATGT đường thủy
Mặc dù tình trạng tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy ở Quảng Ninh chưa thực sự “nóng” như những địa phương khác trên toàn quốc, nhưng với sự phát triển kinh tế đường thủy ngày càng đa dạng thì trong thời gian tới rất cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn.
Thực trạng ATGT đường thủy
Trong những năm qua, tỉnh ta đã có rất nhiều sự đầu tư cho phát triển hệ thống giao thông đường thủy và nó đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh. Tiêu biểu trong đó là cảng nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long) đã trở thành điểm đến và trung chuyển hàng hóa của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới.
Tuy thực tế khai thác giao thông đường thủy đã đạt hiệu quả đáng kể, song nó cũng đang đứng trước những khó khăn, bất cập. Trước hết, giao thông đường thủy chịu nhiều tác động từ tự nhiên, như thời tiết, khí hậu, thủy triều; lũ lụt, mưa bão; khan cạn do suy kiệt dòng chảy vào mùa khô hạn…

Điều này ảnh hưởng đến sự ổn định, mức độ an toàn giao thông (ATGT) của tuyến luồng, phương tiện. Bên cạnh những phương tiện được các cơ quan có thẩm quyền kiểm định đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, vẫn còn nhiều tàu thuyền có công suất nhỏ mang tính tự phát, tự chế không đủ tiêu chuẩn vẫn lưu hành.

Điều này xuất phát từ thực tế là việc sử dụng phương tiện vận tải thủy phụ thuộc nhiều vào thói quen, tập quán nên gồm nhiều chủng loại, kiểu dáng; vì thế việc áp dụng, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật và những yêu cầu quản lý vận tải rất khó khăn; nhất là ở những địa bàn hẻo lánh, vùng quê...
Trong thời gian qua công tác quản lý các phương tiện giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh ta cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, bởi sự vào cuộc quyết liệt của CSGT đường thủy, Ban ATGT tỉnh.

Thế nhưng thực tế vẫn đang phải đối mặt với nhiều tồn tại, bất cập vì tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội đối với phát triển GTVT đường thủy chưa theo kịp yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó do xuất phát từ đặc thù hoạt động của kinh doanh đường thủy chủ yếu dựa vào tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thủy văn và đặc điểm của tuyến luồng, lạch; thêm vào đó, trình độ hiểu biết pháp luật về TTATGT của người dân còn hạn chế, lại ít được tuyên truyền, phổ biến, đặc biệt là ở các tuyến sông có đò ngang hoặc những phương tiện thủy thô sơ hoạt động...
Cần giải pháp quyết liệt và đồng bộ
Để ATGT đường thủy được ổn định, đảm bảo trật tự, an toàn, thông suốt, cần tổ chức thực hiện đồng bộ những giải pháp tích cực. Trong đó xác định công tác bảo đảm TTATGT đường thủy là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông, các cơ quan quản lý chuyên ngành là nòng cốt. Do đó, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện nghiêm túc những nội dung mà luật đã quy định.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện những quy định của pháp luật về ATGT đường thủy, trong đó trọng tâm là tổ chức tốt việc triển khai thực hiện luật và các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời hướng dẫn thi hành bằng những hình thức, biện pháp sát thực, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng tham gia giao thông và tình hình kinh tế, dân trí từng khu vực. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông thủy nội địa cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định đối với những tổ chức, cá nhân tham gia giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa, đặc biệt tại những bến thủy, bến khách dọc tuyến, ngang sông, bến phà, các cầu trọng yếu…

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định, các lực lượng chức năng liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý những vi phạm có tính chất phức tạp để giải quyết có hiệu quả. Việc kiểm tra và xử lý vi phạm phải được thực hiện quyết liệt, triệt để; cần áp dụng các biện pháp mạnh có tính răn đe, giáo dục, đặc biệt đối với những nguyên nhân trực tiếp gây TNGT.
Ngoài ra, cần có biện pháp cụ thể bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa tại những vị trí trọng yếu có nguy cơ cao, thông qua hình thức tăng cường duy trì nhiều hoạt động thiết thực để đảm bảo không xảy ra tình trạng mất ATGT đường thủy, đặc biệt khi mùa mưa lũ đang về.
Tunglt (Nguồn: Báo Quảng Ninh)
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:237369
Lượt truy cập: 176.194.831