Khởi động Dự án nâng cao an toàn bến khách ngang sông

Thứ ba, 05/05/2009 00:00
Hoạt động của các bến khách ngang sông đang ở trong tình trạng “nhiều không”: không đăng ký đăng kiểm, không đảm bảo điều kiện an toàn và hầu như không được quan tâm quản lý đã và đang trở thành nguy cơ tiềm ẩn những vụ tai nạn giao thông đường thuỷ thương tâm.
Hoạt động của các bến khách ngang sông đang ở trong tình trạng “nhiều không”: không đăng ký đăng kiểm, không đảm bảo điều kiện an toàn và hầu như không được quan tâm quản lý đã và đang trở thành nguy cơ tiềm ẩn những vụ tai nạn giao thông đường thuỷ thương tâm.
Theo thống kê cho thấy, hầu hết các bến khách ngang sông được phân bố tại những trục đường liên huyện, liên tỉnh, vị trí các bến theo trục đường bộ, do vậy sự phân bố các bến khách về cơ bản nằm trong nằm trong mạng lưới đường bộ đã được quy hoạch. Đối với các bến khách nhỏ lẻ, phần lớn nằm trên trục đường liên xã, đường giao thông nông thôn. Các bến dạng này đa phần được hình thành tự phát, sự phân bố mang tính tuỳ tiện, mọi hợt động không có sự quản lý của cơ quan chuyên ngành cũng như của chính quyền địa phương. Tại một số địa phương, các bến khách nhỏ lẻ có mật độ dày đặc, nhiều vị trí bất hợp lý gây cản trở cho vận tải thuỷ nội địa và là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ TNGT ĐTNĐ.
Về cơ sở hạ tầng và phương tiện thiết bị, hầu hết các bến chưa có bến cập, biển báo hiệu chỉ dẫn và đền chiếu sáng; phần lớn các bến chưa có nhà chờ hoặc có nhưng rất tạm bợ. Đường lên xuống bến và bến đậu chủ yếu là tận dụng điều kiện tự nhiên, một số bến nếu có được đầu tư xây dựng, song không được duy tu sửa chữa thường xuyên, kịp thời nên đã gây khó khăn và mất an toàn cho hành khách và phương tiện cá nhân đi lại. Ngoài ra, phương tiện vận tải khách phần lớn chưa được đăng kiểm, đăng ký, nhiều phương tiện được tận dụng khai thác, không đúng mục đích vận tải khách, chưa kể đến việc đã quá niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn khi vận hành khai thác. Hơn thế nữa, trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện thiếu và không được coi trọng. Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành Luật GTĐT nội địa của người vận hành phương tiện và hành khách chưa cao. Đa số người điều khiển phương tiện không có bằng, CCCM hoặc chưa qua taapj huấn về Luật GTĐT nội địa.
Đối với cơ chế quản lý bến khách ngang sông thì vẫn còn nhiều cấp địa phương còn buông lỏng quản lý hoạt động khai thác, cho đấu thầu khai thác bến mang tính khoán trắng. Các địa phương tại hai bờ sông của cúng một bến không có sự phối hợp trong công tác quản lý bến; chưa có sự phối hợp của chính quyền địa phương với cơ quan quản lý chuyên ngành ĐTNĐ trong việc quản lý ATGT thuỷ đối với hoạt động của bến khách ngang sông.
Chính vì lé đó, công tác đảm bảo ATGT không được chú trọng, nhiều phương tiện rời bến trong tình trạng quá tải, hành khách chen lấn đã dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Việc xử lý nhữn trường hợp vi phạm chưa nghiêm và chưa có biện pháp mạnh triệt để. Tại đa số các bến nhỏ lẻ, hình thành tự phát, chủ phương tiện là những người nghèo, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên không có đủ kinh phí đầu tư bến bãi cũng như phương tiện đáp ứng được các yêu cầu của quy định. Trong khi đó hiện ở hầu hết các địa phương đã và đang diễn ra tình trạng mở bến tràn lan, tuỳ tiện, không quan tâm đến yếu tố vị trí mở bến có đủ điều kiện an roàn hay không. Việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật, bến phải đảm bảo điều kiện an toàn, được cấp phép... hầu như chưa được coi trọng.
Trước những bất cập đó, ngày 4/3/2008 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc phê duyệt đề án tăng cường đảm bảo TTATGT Quốc gia đến năm 2020, trong đó có danh mục 2 dự án trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa, đó là: dự án lập lại trật tự hành lang ATGT đường thuỷ nội địa là 500 tỷ đồng và dự án nâng cao an toàn bến khách ngang sông là 900 tỷ đồng. Đây được coi là 2 dự án ATGT quan trọng mang tính cấp bách được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, hành lang ATGT đường thuỷ nội địa đang bị lấn chiếm ảnh hưởng đến luồng chạy tàu; ý thức người tham giua GTĐTNĐ chưa được nâng cao, cơ sở hạ tầng các bến đò ngang trong toàn quốc hình thành tự phát, ngày một gia tăng, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông ĐTNĐ.
Để tiến hành khởi động 2 dự án, tháng 8/2009, Bộ GTVT đã có công văn số 6096/BGTVT-TC về việc xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách năm 2009 và kế hoạch chi tiêu trung hạn 2009 – 2010 gửi Bộ tài chính, trong đó kinh phí của 2 dự án ATGT Quốc gia đã được Bộ GTVT tổng hợp vào kế thu, chi ngân sách nhà nước năm 2009 là hơn 23 tỷ đồng ( nằm trong phần chi hành chính sự nghiệp). Tuy nhiên tại Quyết định số 2614/QĐ -BTC ngày 20/11/2008 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2009 cho Bộ GTVT thì không được Bộ tài chính bố trí.Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có quyết định số 693/QĐ - BGTVT ngày 23/3/2009 cho phép Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam lập dự án đầu tư nâng cao an toàn bến khách ngang sông với kinh phí lấy từ nguồn vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm của Bộ GTVT, thời gian thực hiện khâu lập dự án sẽ phải hoàn thành trong năm 2009.
ĐT
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:44381
Lượt truy cập: 176.215.698