Việt Nam là một quốc gia biển với hơn 3200km bờ biển, trải dài theo suốt dọc bờ biển đất nước, là những "vùng đất hứa" để các ngành kinh tế biển phát triển. Tận dụng thế mạnh này, trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, chính phủ đã chọn kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn.
Theo đà đổi mới của kinh tế, các hoạt động trên biển như vận tải biển, khai thác hải sản, thăm dò và khai thác dầu khí… đang phát triển rất nhanh và mạnh, làm tăng nguy cơ rủi ro, gây nhiều thiệt hại cho người và tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Việt Nam mỗi khi có mưa bão hay sự cố, tai nạn trên biển. Do vậy thông tin liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, biển Việt Nam và những vùng lân cận là một trong những khu vực thường xuyên xảy ra mưa bão, áp thấp nhiệt đới.
Trước tình hình đó, để kinh tế biển phát triển và hội nhập, năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống các đài thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam phù hợp với công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 74/78), theo tiêu chuẩn GMDSS của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Đây là một hệ thống gồm 32 đài TTDH, trải dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau với các trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, ngang tầm vời những hệ thống TTDH các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống các dài TTDH do công ty thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (VISHIPEL) tổ chức quản lý và khai thác, hoạt dộng theo phương thức thường trực 24/24h (cả ngày lễ và chủ nhật), phủ sóng toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần vùng biển quốc tế. Hệ thống gồm 29 đài TTDH được bố trí dọc theo bờ biển Việt Nam, 01 đài thông tin vệ tinh mặt đất lnmarsat, 01 đài thu tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh COSPAS - SARSAT (LUT/MCC) và 1 trung tâm xử lý thông tin tại Hà nội. Hệ thống TTDH Việt Nam đang đáp ứng tất cả các phương thức thông tin liên lạc trên biển hiện có như: thoại, fax, telex, data trên các sóng vô tuyến điện, sóng vệ tinh.
Thực hiện nhiệm vụ công ích, hệ thống các đài TTDH đang phục vụ miễn phí tàu thuyền hoạt dộng trên biển 2 dịch vụ sau:
Dịch vụ TTDH theo GMDSS: phục vụ tàu hàng, tàu có trọng tải lớn, máy bay bị nạn trên biến trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin theo quy định của GMDSS.
Dịch vụ cấp cứu - cứu nạn: tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi cấp cứu - khẩn cấp từ tàu thuyền hoặc phương tiện bị nạn trên biển - dịch vụ thông tin an toàn hàng hải: gồm các cảnh báo về an toàn hàng hải, cảnh báo khí tượng, thông báo khí tượng biển, các cảnh báo cấp cứu và các thông tin quảng bá liên quan đến khẩn cấp phát cho tàu
Dịch vụ TTDH cho tàu cá: phục vụ các tàu đánh bắt thủy, hải sản Việt Nam có trang bị thiết bị đơn giản, chủ yếu là máy TTDH hoạt động trên sóng vô tuyến điện- dịch vụ cấp cứu - cứu nạn: phục vụ liên tục 24/24 giờ; tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi cấp cứu, khẩn cấp từ tàu thuyền đánh bắt thủy sản trên tần số 7903KHz, sóng vô tuyến điện.
Dịch vụ dự báo thời tiết biển, dự báo thiên tai: phát dự bảo thời tiết biển, dự báo thiên tai trên 2 tần số 8494 KHz và 7906 KHz. Trong những ngày thời tiết bình thường, các đài TTDH phát trên tần số 7906 KHz, với tần suất 16 phiên/ngày/8 đài TTDH- phát tiễn tần số 8294 KHz-6 phiên/ngày/3 đài TTDH. Trong trường hợp có tin áp thấp nhiệt đới xa , tin á p thấp nhiệt đới trên biển Đông, tin áp thấp nhiệt đới gần bờ, tin áp thấp nhiệt đời trên đất liền, tin bão xa, tin bão trên biển Đông, tin bão gần bờ, tin bão khẩn cấp các đài TTDH phát 132 phiên/ngày.
Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc giữa ngư dân với gia đình và người thân, hệ thống TTDH còn cung cấp dịch vụ điện thoại tàu-bờ tới ngư dân trong khi hệ thống đài TTDH dọc bờ biển Việt Nam luôn sẵn sàng phục vụ ngư dân trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, thì vẫn còn nhiều tàu cá chưa trang bị đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc, do một số nguyên nhân:
- Điều kiện kinh tế của ngư dân còn khó khăn, việc bỏ ra gần 10 triệu đồng để trang bị một thiết bị thông tin liên tạc khiến ngư dân còn suy tính; do ngư dân chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc trang bị thiết bị thông tin liên lạc đối với hoạt động nghề cá trên biển.
- Do ngư dân tránh sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, tự trang bị thiết bị thông tin, không liên lạc qua hệ thống TTDH để giấu ngư trường điều này rất nguy hiểm mỗi khi có sự cố bất ngờ xảy, ra do ngư dân không thể tổ chức trực canh 24/24giờ. Nguy hại hơn nữa là gây nhiễu loạn các tần số vốn không được phép sử dụng.
- Do chế tài của nhà nước chưa nghiêm.
- Thực hiện nhiệm vụ công ích, VISHIPEL đang triển khai hàng loạt chương trình giới thiệu dịch vụ đến tàu cá dưới nhiều hình thức như tặng quà, phát tờ rơi, đặt bảng thông báo cỡ lớn tại các bến cá và trên những phương tiện thông tin đại chúng, nhằm giới thiệu dịch vụ, hướng dẫn sử dụng dịch vụ và thiết bị. Với mục tiêu: 70% ngư dân biết về đài TTDH và các dịch vụ, 80% tàu cá đã sử dụng và được hướng dẫn về dịch vụ của VISHIPEL, đồng thời phát triển thêm hàng nghìn tàu cá sử dụng dịch vụ của công ty
Bên cạnh đó, để tạo diều kiện cho ngư dân có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ TTDH của hệ thố ng đài TTDH Việt Nam, VISHIPEL đang giảm 40% cước đài duyên hải cho tất cả tàu thuyền đánh cả Việt Nam liên lạc qua hệ thống TTDH.
Đặc biệt, trong năm 2008, quỹ viễn thông công ích, Bộ thông tin và truyền thông hỗ trợ cho mỗi tàu cá lần đầu trang bị thiết bị duyên hải số tiền 4 triệu đồng thông qua cước điện thoại tàu-bờ.
Việc đầu tư nâng cấp và mở rộng dịch vụ công ích, miễn phí kết hợp với hỗ trợ, ưu đãi nhiều dịch vụ thông tin duyên hải thể hiện tính nhân đạo và sự quan tâm của nhà nước đối với ngư dân. Do vậy, ngư dân cần nhận thức được tầm quan trọng của thông tin liên lạc trên biển đối với an toàn sinh-mạng và tài sản của chính mình.
Để nâng cao hiệu quả của sự quan tâm, đầu tư của nhà nước dối với ngư dân, các cơ quan chức năng cũng cần sớm đưa ra quy định bắt buộc tàu thuyền đánh bắt hải sản phải có thiết bị thu nhận thông tin từ hệ thống TTDH như một điều kiện bắt buộc về an toàn.
Theo tạp chí Hàng Hải