Theo đó, Thông tư này hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý (sau đây gọi là luồng hàng hải) sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; không áp dụng đối với hoạt động nạo vét của công tác đầu tư xây dựng mới luồng hàng hải và hoạt động nạo vét nâng cấp luồng hàng hải làm thay đổi chuẩn tắc thiết kế của tuyến luồng đã được phê duyệt.
Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải, bao gồm: Cục Hàng hải Việt Nam; các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải: miền Bắc, miền Nam; các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có đủ điều kiện cung ứng dịch vụ nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo quy định của pháp luật; các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Thông tư số 58/2015/TT-BTC quy định rõ về lập, phân bố và giao dự toán kinh phí thực hiện cung ứng địch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải; ký hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải; tạm ứng, thanh toán kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải; tạm ứng, thanh toán kinh phí nạo vét, duy tu luồng Hải Phòng và luồng Sài Gòn - Vũng Tàu theo cơ chế đấu thầu rộng rãi với hợp đồng trọn gói; quyết toán nguồn kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2015 và áp dụng đến hết năm ngân sách 2016. Bãi bỏ các quy định tại Điều 11, Điều 13 và Điều 15 Thông tư số 119/2010/TT-BTC ngày 10/08/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
Toàn văn Thông tư xem tại đây.