Hạ tầng giao thông làm khởi sắc khu vực Tây Nguyên

Thứ năm, 26/11/2015 17:48

Sáng ngày 26/11, Bộ GTVT và Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức đánh giá tổng kết công tác đầu tư phát triển ngành giao thông sau 5 năm triển khai Đề án phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực.
Tham dự và chỉ đạo tại hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Trần Đại Quang, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông và đại diện lãnh đạo các cấp bộ, ngành của trung ương và chính quyền địa phương 5 tỉnh Tây Nguyên.

Hội nghị tổng kết công tác đầu tư phát triển ngành giao thông Tây Nguyên sau 5 năm. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Hội nghị tổng kết công tác đầu tư phát triển ngành
giao thông Tây Nguyên sau 5 năm. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Hội nghị tiến hành đánh giá lại kết quả sau 5 năm (2010-2015) triển khai đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và vận tải khu vực Tây Nguyên, đồng thời định hướng tiếp phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2020.

Hạ tầng giao thông khởi sắc

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, thực hiện chiến lược, quy hoạch của Nhà nước, Chính phủ theo phương hướng hệ thống kết cấu hạ tầng vùng Tây Nguyên đã được quan tâm đầu tư và huy động trên 60,6 ngàn tỉ đồng (nguồn vốn trung ương trên 45,3 ngàn tỉ đồng; địa phương trên 15,3 ngàn tỉ đồng). Qua 5 năm triển khai dây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhiều công trình giao thông trọng yếu đã được đầu tư hoàn thành làm thay đổi bộ mặt của khu vực như, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, QL 19, QL 27, QL 20, đường Trường Sơn Đông… các cảng hàng không như Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương; cùng với đó là việc quản lý vận tải chặt chẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hành khách, hàng hóa thông suốt, nhanh chóng.

Trong 5 năm qua, tổng số vốn được huy động cho các dự án cải tạo và nâng cấp đường bộ qua Tây Nguyên là 59,2 ngàn tỉ đồng (quốc lộ chiếm tới gần 44 nghìn tỉ đồng). Trong đó, một số dự án quan trọng cấp bách phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng như đường Hồ Chí Minh, QL26, QL14C, QL24,QL25… với tổng chiều dài trên 1,2 ngàn km.

Việc bảo trì đường bộ, gia cường cầu yếu để tăng cường khả năng khai thác, đảm bảo ATGT cũng được các cấp chú trọng… Trong 5 năm, tổng số vốn bảo trì hệ thống đường bộ là gần 2,9 ngàn tỉ đồng.

Đường Hồ Chí Minh là "trục chính" giúp Tây Nguyên phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Đường Hồ Chí Minh là "trục chính" giúp Tây Nguyên phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Điểm nhấn trên đường Hồ Chí Minh

Phát biểu tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho rằng, sau 5 năm triển khai đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Tây Nguyên bộ mặt của khu vực đã có nhiều khởi sắc. So sánh với những năm trước đây trên đường Hồ Chí Minh có thể thấy rõ, cụ thể: trước đây đường Hồ Chí Minh khi chưa nâng cấp mở rộng thì một xe vận tải 40 chuyến đi từ Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk - TP. Hồ Chí Minh phải thay lốp, nay chạy tới 80 chuyến hoặc hơn mới phải thay... thời gian lưu thông được rút ngắn. Khối lượng hàng hóa di chuyển sang các khu vực khác hoặc xuất khẩu ngày một tăng.

Ông Lâm Văn Hoàng - Tổng Giám đốc BQL DA đường Hồ Chí Minh cho biết: đến tháng 7/2015, chỉ sau 1,5 năm triển khai xây dựng, 419km đường Hồ Chí Minh qua Tây nguyên và Bình Phước thi công từ cuối năm 2013 đã hoàn thành đảm bảo chất lượng và vượt hơn 1 năm so với yêu cầu của Quốc hội, góp phần hoàn thành toàn bộ 663km đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên chạy xuyên suốt qua 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông đến Bình Phước. Giờ đây, việc đi lại gữa các tỉnh Tây nguyên với TP Hồ Chí Minh và các  tỉnh miền Đông Nam bộ đã rút ngắn tối thiểu 1/3 thời gian chạy xe, giảm TNGT do tuyến đường đã được nâng cấp.

Với kết cấu hạ tầng giao thông ngày một phát triển, giao thông thuận lợi, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở các tuyến Tây Nguyên mạnh dạn đầu tư, nâng cao chất lượng. So với mức giá với các năm trước đây giảm vượt bậc. Đặc biệt, ở các tuyến như Gia Lai, Buôn Ma Thuột đi TP Hồ Chí Minh, Hà Nội mức giá nhiều lần thấp tới mức kỷ lục. Nhiều hãng xe giường nằm còn cạnh tranh giá vé với giá vé máy bay giá rẻ. Nhiều hãng taxi giá rẻ như Taxi Sun, Mai Linh, Vina Sun... liên tục giảm giá để hút khách khiến thị trường trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách "nóng" lên. Điều này khiến cho người dân hưởng lợi một cách thấy rõ.

Đường Hồ Chí Minh là "trục chính" giúp Tây Nguyên phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Ban chỉ đạo Tây Nguyên trao bằng khen cho các đơn vị đạt nhiều
thành tích trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại khu vực. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên đánh gá cao nỗ lực của ngành giao thông vận tải của khu vực. Theo Đại tướng Quang, đến thời điểm hiện tại, hệ thống giao thông của khu vực Tây Nguyên đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Đặc biệt hệ thống giao thông ngoài phục vụ đời sống của người dân còn đáp ứng được yêu cầu trong đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

Cũng tại hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang còn đề nghị Bộ GTVT cần phải rà soát lại toàn bộ Đề án phát triển kết cấu hạn tầng giao thông Tây Nguyên. Phân công nhiệm vụ và có kế hoạch cụ thể chặt chẽ (phân kỳ thời gian thực hiện gắn với các nguồn vốn); gắn trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc tiếp tục triển khai đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải của khu vực.

Tiếp tục đầu tư mạnh về giao thông

Cũng tại hội nghị triển khai kế hoạch 5 năm (2016-2020) tiếp theo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch đầu tư vào các công trình giao thông giao thông khu vực Tây Nguyên. Theo đó tổng nguồn vốn dự kiến huy động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 115 ngàn tỉ đồng. Bao gồm nhiều nguồn vốn của Trung ương và địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa.

 

Nguồn: Báo Giao thông

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:211754
Lượt truy cập: 176.129.528