Làm thế nào để cai thuốc lá?

Thứ ba, 06/09/2016 14:33

Bỏ thuốc lá không phải là dễ dàng, tuy nhiên nếu người nghiện thuốc có sự quyết tâm cũng như lựa chọn được những biện pháp thích hợp thì khả năng cai thuốc của họ vẫn rất cao.

Bỏ thuốc lá không phải là điều dễ dàng…

Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về số người hút thuốc lá, theo đánh giá của Tổ chức Y thế thế giới (WHO). Trong đó, người nghiện thuốc lá thường là sự kết hợp một số yếu tố như: nghiện tâm lý, nghiện do thói quen hoặc nghiện thực thể - dược lý.

Thứ nhất, nghiện tâm lý: những đối tượng thuộc nhóm này thường tìm đến thuốc lá do cảm giác sảng khoái, hưng phấn hoặc cần sự tập trung cao độ mà nó mang lại. Đó cũng là lí do tại sao khi gặp stress, căng thẳng trong cuộc sống, công việc, họ thường tìm đến luốc lá.

Thứ hai, nghiện do thói quen: đây là hệ lụy của việc tìm đến thuốc lá khi gặp căng thẳng, stress hay khi cần sự tập trung cao độ trong công việc. Một lần rồi nhiều lần, vô tình hút thuốc lá đã trở thành thói quen khó bỏ.


Tìm đến thuốc lá khi căng thẳng, stress… tạo nên thói quen hút thuốc
 

Thứ ba, nghiện thực thể - dược lý: những người nghiện thuốc thuộc nhóm này lại tìm đến thuốc lá như một công cụ để xóa bỏ một số rối loạn cơ thể như: bức bối, khó chịu, thèm ăn...

Theo một nghiên cứu của Đại học Boston (Hoa Kỳ), cứ 10 người cai thuốc lá thì có từ 6 – 9 người tái nghiện cho dù những đối tượng này đã sử dụng rất nhiều biện pháp. Chính vì thế, người ta đánh giá chất nicotine trong thuốc lá gây nghiện chẳng kém gì heroin hay cocaine. Bỏ thuốc không phải là điều dễ dàng nhưng không có nghĩa là người nghiện thuốc không thể làm được. Muốn cai thuốc lá thành công, người nghiện thuốc cần xác định được mình nên dùng biện pháp nào và cần những trợ giúp từ đâu.

Một số liệu pháp cai thuốc lá phổ biến

Nicotine là chất gây nghiện, vì thế sử dụng liệu pháp thay thế nicotine sẽ cho tỉ lệ thành công cao hơn so với việc cai tự nhiên - Đây cũng chính là kết quả của việc thử nghiệm lâm sàng. Liệu pháp thay thế nicotine là những sản phẩm chứa một lượng nhỏ nicotine, giúp người nghiện dần cai thuốc và giảm các triệu chứng do thiếu nó. Một số liệu pháp thay thế nicotine phổ biến bao gồm: miếng dán nicotine, kẹo cao su nicotine, viên ngậm nicotine, liệu pháp laser và liệu pháp châm cứu. Ngoài ra, còn liệu pháp kết hợp để mang đến kết quả tốt nhất.

Thứ nhất, miếng dán nicotine: Đây là những miếng mỏng tương tự như băng y tế, ở phần giữa miếng dán có chứa nicotine. Người dùng chỉ cần bóc gỡ mặt sau của miếng dán rồi đắp và dán vào một vùng da khô, sạch trên cơ thể. Khi thay miếng dán, không nên đặt miếng dán mới vào cùng một vị trí với miếng dán cũ. Người dùng cũng lưu ý làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.



Miếng dán Zero - một trong những miếng dán nicotine

Thứ hai, kẹo cao su nicotine: Kẹo cao su nicotine được sử dụng độc lập hoặc đồng thời với miếng dán nicotine. Khi đến cơn thèm thuốc, người nghiện thuốc nhai kẹo theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Thời gian nhai kẹo là 30 phút và người dùng lưu ý không được nuốt kẹo.

Thứ ba, viên ngậm nicotine: Đó là những viên thuốc hình thoi, gồm 2 loại: 2 mg và 4 mg. Người cai nghiện ngậm thuốc này trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn. Cứ mỗi vài phút thì chuyển viên kẹo từ bên này miệng sang bên kia.

Thứ tư, liệu pháp laser: Đây được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp người nghiện bỏ thuốc. Theo đó, kỹ thuật viên laser sẽ chiếu 1 tia laser “lạnh” vào những vị trí được bác sĩ chỉ định trên cơ thể người nghiện thuốc. Việc chiếu laser như thế sẽ giúp cơ thể sản sinh ra những chất hóa học tự nhiên là endorphin. Chất này có tác dụng giúp thư giãn cơ thể, làm giảm tình trạng “đói” nicotine và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu phát sinh trong quá trình cai nghiện. Các chuyên gia đánh giá, liệu pháp này không gây ra tác dụng phụ với điều kiện được thực hiện bởi một kỹ thuật viên lành nghề.

Thứ tư, liệu pháp châm cứu: Đây là một phương pháp cai nghiện không dùng bất cứ thuốc hay hóa chất nào. Liệu pháp được thực hiện bằng cách dùng kim châm cứu châm vào một số huyệt trên cơ thể để làm giảm cơn thèm thuốc và chặn đứng tình trạng mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, nóng nảy…. thường xuất hiện ở người nghiện đang trong quá trình cai thuốc. 

 

Phòng Truyền thông (tổng hợp)

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:231752
Lượt truy cập: 176.077.890