Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá cao và cám ơn sự hỗ trợ, đóng góp của Chính phủ, nhân dân Hàn Quốc
thông qua KOICA đã hỗ trợ Việt Nam và Lào trong phát triển hệ thống giao thông vận tải
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ, đóng góp của Chính phủ, Nhân dân Hàn Quốc thông qua KOICA đã hỗ trợ Việt Nam và Lào trong phát triển hệ thống giao thông vận tải, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong việc lập báo cáo NCKT tuyến đường sắt dài khoảng 550km nối thủ đô Viêng Chăn với cảng Vũng Áng của Việt Nam nói riêng.
“Lào là quốc gia không có biển. Trên cơ sở quan hệ đặc biệt giữa hai Bên, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã ký Thỏa thuận tạo điều kiện cho Lào sử dụng cảng Vũng Áng – như là cảng đầu mối chính đối với hàng hóa quá cảnh của Lào (đây là cảng đầu mối khu vực tại miền Trung Việt Nam, loại I, cho tàu biển trọng tải đến 50.000 T, tàu container đến 4.000 TEU). Việc thúc đẩy nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Viêng Chăn – cảng Vũng Áng là cần thiết và chiến lược nhằm thu hút hàng hóa của Lào nhằm đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch thương mại hai chiều hai nước và tạo tiền đề để giúp Lào trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực” Thứ trưởng chia sẻ và cho biết thêm, với sự nỗ lực của Tư vấn Hàn Quốc, sự tích cực phối hợp của các địa phương cơ quan, đơn vị liên quan hai nước, đến nay Tư vấn đã hoàn thành cơ bản nghiên cứu để báo cáo và tiếp thu góp ý của các cơ quan, đơn vị về kết quả nghiên cứu của dự án và Mô hình cấu trúc tài chính của dự án. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hiện thực hóa Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ mong muốn nhận được những ý kiến quý báu, để hoàn thiện kết quả nghiên cứu
Dự án, tận dụng hiệu quả tuyến đường sắt kết nối Viêng Chăn tới cảng Vũng Áng
Qua Hội nghị lần này, Thứ trưởng mong muốn các đại biểu đóng góp những ý kiến quý báu, thiết thực để Tư vấn hoàn thiện kết quả nghiên cứu Dự án, tận dụng hiệu quả tuyến đường sắt kết nối Viêng Chăn tới cảng Vũng Áng, sau khi xác định được phương án tuyến tối ưu, Bộ GTVT hai nước được phép của Chính phủ hai Bên sẽ đàm phán Thỏa thuận (hoặc MOU) cấp Chính phủ về điểm nối ray. Mục đích của MOU này không những phục vụ bước triển khai bước tiếp theo của Dự án mà còn là cơ sở kêu gọi thu hút đầu tư...
Vụ HTQT