Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nguyễn Văn Thể, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT; Nguyễn Văn Công, Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ, Thứ trưởng Bộ GTVT.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình
và Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công chủ trì Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh kết nối giao thông có ý nghĩ hết sức quan trọng, với bất kỳ vùng miền nào giao thông có vai trò quan trọng với điều kiện đặc thù.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Bình, đối với vùng trung du miền núi Bắc Bộ kết nối các tỉnh với vùng khác đường quốc gia liên quan đến kết nối cấp độ 2 là giao thông nông thôn các tỉnh này, quá trình đô thị hóa chưa nhiều nên giao thông nông thôn quan trọng, cấp độ 3 đây là tỉnh có đường biên giới dài, đường tuần tra biên giới gớp phần đảm bảo an ninh quốc phòng nhưng mặt khác phát triển kinh tế địa phương.
Thời gian vừa qua, với sự tham mưu tích cực, Bộ GTVT làm được nhiều việc, kết nối được giao thông tốt, kể cả đường sắt, đường bộ, đường quốc lộ, trước đây nhu cầu lớn nhưng nguồn lực có hạn, đất nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cải thiện được sự gắn kết được cải thiện tốt hơn
Việc Bộ GTVT tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 nhằm tổng kết nghị quyết và đề xuất phương hướng phát triển GTVT vùng này giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công trình bày báo cáo
tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW tại Hội nghị
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết, nhận thức sâu sắc việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị có tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng vùng trung du miền núi phía Bắc và để đưa Nghị quyết vào thực tiễn, Bộ GTVT đã triển khai Nghị quyết đến các đơn vị trực thuộc; đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành để triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết.
Các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Nghị quyết 37-NQ/TW, Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị được Bộ GTVT nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các chiến lược, quy hoạch chuyên ngành, kế hoạch của ngành; cụ thể hoá thành các dự án để thực hiện đầu tư.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết, kết quả thực hiện 15 năm Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ GTVT đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác quy hoạch; phát triển kết cấu hạ tầng GTVT; vận tải và ATGT.
Về công tác quy hoạch, Bộ GTVT trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để tạo điều kiện phát huy lợi thế của vùng trung du miền núi phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Đồng thời, Bộ GTVT đã lập, điều chỉnh quy hoạch GTVT 5 chuyên ngành (đường sắt, đường bộ, đường biển, đường thuỷ nội địa, hàng không) đảm bảo phù họp với các chiến lược điều chỉnh.
Đến nay, các chiến lược, quy hoạch chuyên ngành GTVT để thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết 37-NQ/TW, Kết luận 26- KL/TW đã được Bộ GTVT triển khai thực hiện hoàn thành, làm cơ sở từng bước thực hiện đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùng nói riêng, cả nước nói chung.
Hệ thống quy hoạch GTVT trong vùng đã bảo đảm gắn kết không gian kinh tế liên hoàn, bổ trợ cho nhau nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của từng tỉnh, thành phố trong vùng; coi trọng sự phát triển hài hòa giữa các địa phương, phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Các quy hoạch đã dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư theo từng thời kỳ, có các giải pháp triển khai thực hiện, phương thức huy động vốn.
Về kết cấu hạ tầng GTVT, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và các địa phương trong điều kiện cân đối, bố trí vốn trong giai đoạn 2011-2020 khoảng 31.884 tỷ đồng (tương đương 7% tổng mức vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước của ngành giao thông), các mục tiêu về đầu tư KCHTGT đặt ra trong Nghị quyết đến nay đã hoàn thành.
Về vận tải và ATGT, cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận tải có những tiến bộ đáng kể, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách nội vùng, liên vùng và quốc tế. Đã hình thành các phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không) và bước đầu triển khai vận tải đa phương thức, quy hoạch xây dựng các cảng cạn.
Bộ GTVT đã phối hơp với các địa phương để tiếp tục thực thi pháp luật về ATGT như Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn; Nghị định số 11/2009/NĐ- CP về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, các đề án tăng cường đảm bảo trật tự ATGT quốc gia cho các chuyên ngành giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và đường hàng không.
Bộ GTVT đã phối hợp các địa phương để thực hiện công tác cưỡng chế đảm bảo hành lang ATGT, công tác đăng kiểm phương tiện đã được kiểm soát tương đối tốt. Đã thực hiện chính sách hạn chế phương tiện cá nhân thông qua chính sách thuế. Các công trình đảm bảo ATGT đã được quan tâm đầu tư hoàn thành như Dự án tăng cường ATGT trên các quốc lộ phía Bắc Việt Nam (vốn vay JICA), Dự án ATGT đường bộ Việt Nam - giai đoạn 1 vốn vay WB.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Tổng diện tích khoảng 95.266,8km2, chiếm 28,8% điện tích cả nước; dân số 11.667.200 người (chiểm 12,86% cả nước); mật độ dân số 122 người/km2 (mật độ dân số cả nước 273 người/km2).
Vùng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của cả nước, có tiềm năng, thế mạnh về phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khọáng sản và ngành nông nghiệp; có tiềm năng lớn về du lịch,... Là vùng có đặc điểm tự nhiên chủ yếu là đồi núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh nên việc phát triển giao thông vận tải trong khu vực gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị, Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị, Bộ GTVT đã triển khai Nghị quyết đến các đơn vị trực thuộc, đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành để triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết.
Xuân Nguyên