Quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

Thứ tư, 24/02/2021 13:21

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 03/2021/TT-BGTVT "Quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia".

Theo đó, nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt gồm: 
- Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật. 
- Quản lý nguồn tài chính cho quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt. 
- Quản  lý việc xây dựng, ban hành, công bố và  thực hiện các  tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; định mức, đơn giá, giá sản phẩm, chất lượng dịch vụ công ích đường sắt. 
- Quản  lý việc  lập,  thẩm định, phê  duyệt, giao  kế hoạch,  quyết định phương thức thực hiện, tổ chức thực hiện, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt. 
- Quản  lý việc  lập,  thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí và  tổ chức  thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt bão, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt. 
- Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. 
- Lập hồ sơ theo dõi các vị trí hay xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, các vị trí làm giảm khả năng  thông qua đoàn  tàu; hồ sơ theo dõi số vụ  tai nạn đường sắt, xác định nguyên nhân ban đầu từng vụ tai nạn. 
- Cập nhật hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt vào hệ thống cơ sở dữ liệu để  theo  dõi,  quản  lý;  thành  phần  và  nội  dung  hồ  sơ  theo  quy  định. 
- Cập nhật dữ liệu kết cấu hạ tầng đường sắt vào hệ thống quản lý, theo dõi và giám sát công  tác bảo  trì công  trình đường sắt quốc gia  theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.  
- Kiểm  tra,  thanh  tra,  giám  sát; giải quyết khiếu nại,  tố  cáo, xử  lý vi phạm pháp  luật về quản  lý kết cấu hạ  tầng đường sắt và bảo  trì công  trình đường sắt  theo quy định. 
- Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định. 

Thông tư cũng quy định Cục Đường sắt Việt Nam, Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ  tầng đường sắt,  tổ  chức,  cá nhân nhận  chuyển nhượng  có  thời hạn,  thuê  quyền khai  thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công  tác bảo  trì công  trình đường  sắt chịu  trách nhiệm  thực hiện quản  lý chất  lượng  theo quy định của pháp  luật về quản  lý chất  lượng và bảo  trì công  trình xây dựng và quy định của Thông tư này. 
- Cục Đường sắt Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước phải lập hệ thống quản lý chất lượng, bảo trì công trình đường sắt để đáp ứng được mục  tiêu và yêu cầu của công  tác, bảo  trì công  trình đường  sắt quốc gia. Hệ  thống quản  lý chất  lượng, bảo dưỡng công  trình đường sắt phải có sơ đồ  tổ chức rõ ràng, cụ thể, chi tiết, trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, bộ phận trong hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; Thực hiện  thí nghiệm kiểm  tra hoặc yêu cầu nhà cung cấp xuất  trình đầy đủ chứng  chỉ  thí nghiệm kiểm  tra, quyết định cho phép  sử dụng  các  loại vật  liệu,  cấu kiện, vật  tư,  thiết bị, phụ kiện, phối kiện  liên kết  trong  công  tác bảo  trì  công  trình đường sắt; Lập và ghi đầy đủ nhật ký bảo trì công trình theo quy định. Tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi lập phiếu yêu cầu nghiệm thu để khẳng định sự phù hợp về chất lượng bảo  trì công  trình đường sắt do mình  thực hiện đã đáp ứng được mục  tiêu và yêu cầu của công tác bảo trì công trình. Hoạt động nghiệm thu nội bộ phải được lập thành văn bản và là một phần của hồ sơ bảo trì công trình đường sắt. 
- Thời hạn bảo hành đối với công  tác sửa chữa công  trình đường sắt  theo quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. 
- Quản  lý chất  lượng công  tác bảo  trì công  trình đường sắt quốc gia phải  thực hiện  theo quy chuẩn,  tiêu chuẩn kỹ  thuật áp dụng và quy định về  tiêu chí giám sát, nghiệm  thu kết quả bảo  trì  tài sản kết cấu hạ  tầng đường  sắt quốc gia của Bộ Giao thông vận tải. 

Thông tư áp dụng với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2021 và thay thế Thông tư số 16/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận  tải quy định về quản  lý và bảo  trì công  trình đường sắt.

DT

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:160652
Lượt truy cập: 176.540.105