Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030

Thứ hai, 22/03/2021 16:24

Thứ trưởng Lê Đình Thọ vừa ký Quyết định số 419/QĐ-BGTVT phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Ảnh minh họa

Mục đích của Kế hoạch nhằm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Hàng năm giảm 5 - 10% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hoạt động thực thi pháp luật đối với công tác bảo đảm TTATGT trong ngành GTVT; Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông an toàn, hiện đại, thân thiện môi trường; Người tham gia giao thông có kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT, hình thành văn hóa giao thông an toàn; Triển khai áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT.

Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Bộ Giao thông vận tải tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm TTATGT theo Kế hoạch này trên toàn quốc ngay từ những tháng đầu năm 2021. Các đơn vị phải bố trí nguồn lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của đơn vị; đảm bảo triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch. Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ bảo đảm TTATGT đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị phải kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT thuộc lĩnh vực quản lý.

Nội dung thực hiện bao gồm xây dựng, hoàn thiện thể chế và chính sách pháp luật về ATGT đường bộ, nhằm áp dụng kịp thời các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông các địa phương và các cơ quan, tổ chức thuộc các bộ, ngành có liên quan để quản lý và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về ATGT. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông hiện đại, an toàn, thông suốt, thân thiện. Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường bộ địa phương trọng yếu, nhằm đạt điều kiện an toàn cao cho tất cả các đối tượng tham gia giao thông.

Cùng với đó, ứng dụng các công nghệ về an toàn trong sản xuất, lắp ráp, kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ, nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho phương tiện khi tham gia giao thông. Tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ để hoàn thiện, phát triển hệ thống đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe tương đương với các nước phát triển trên thế giới. Tập trung tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn kết hợp với công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong toàn dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Đồng thời xây dựng hệ thống cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông trong phạm vi cả nước; kết hợp phát triển mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại nhằm ứng phó kịp thời tai nạn giao thông.Phát triển nguồn nhân lực bảo đảm khả năng tiếp cận, ứng dụng thành công các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực ATGT. Bảo đảm các nguồn kinh phí cho công tác bảo đảm TTATGT.

Bộ GVT yêu cầu các Vụ, Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Giao thông vận tải; Bố trí các ngồn lực và điều kiện bảo đảm khác để thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Giao thông vận tải; Hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này của cơ quan, đơn vị mình thông qua Báo cáo tổng kết Năm ATGT hàng năm.

Bộ GVT giao Vụ An toàn giao thông theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Giao thông vận tải; Tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện kế hoạch này khi tổng kết Năm ATGT hàng năm của Bộ Giao thông vận tải.

Kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Giao thông vận tải do ngân sách nhà nước cấp, kinh phí xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Xuân Nguyên

 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:55428
Lượt truy cập: 176.513.177