Ấn Độ: Áp dụng công nghệ RFID thụ động cho thu phí cầu đường trên hệ thống đường quốc lộ

Thứ ba, 21/09/2010 14:18
Bộ Giao thông vận tải đường bộ Ấn Độ đã quyết định áp dụng công nghệ RFID thụ động trên cơ sở kiến nghị của một Ủy ban thuộc UIDAI (Unique Identification Authority of India). Ủy ban này được thành lập vào tháng 4/2010 với nhiệm vụ xác định công nghệ thu phí phù hợp tại Ấn Độ. Ủy ban này, sau khi đã nghiên cứu chi tiết nhiều công nghệ thu phí trên thế giới, đã lựa chọn ra công nghệ RFID thụ động do có chi phí thấp...
 Việc áp dụng công nghệ này theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 18000-6C được mong đợi đảm bảo giao thông thông suốt trên toàn quốc và giảm bớt sự thất thoát trong hệ thống thu phí hiện tại.
 
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đường bộ, ông Kamal Nath tại cuộc họp báo về công nghệ thu phí điện tử tổ chức tại New Helhi ngày 2/7/2010.
 
Việc sử dụng thành công công nghệ này trong một khoảng thời gian đáng kể tại một số khu vực trên thế giới là một yếu tố quan trọng xác định độ tin cậy của công nghệ này.
 Ngoài công nghệ RFID thụ động, Ủy ban này cũng đề nghị áp dụng một hệ thống trả trước cho thu phí cầu đường. Theo hệ thống này, tài khoản của một xe cần được nạp tiền định kỳ theo nhu cầu sử dụng.  Khi xe đi qua trạm thu phí, tài khoản được ghi nợ với số tiền hợp lý theo quy định.
Hệ thống RFID thụ động có hai thành phần chính là thẻ và thiết bị đọc thẻ. Một giá đỡ thẻ thụ động được dán trên kính phía trước của xe và thiết bị đọc thẻ được lắp đặt tại các trạm thu phí. Tại Ấn Độ, giá khởi điểm của mỗi chiếc thẻ thụ động vào khoảng 100 rupi Ấn Độ (khoảng 43.000 đồng). Tuy nhiên giá của mỗi chiếc thẻ này có thể giám xuống 10 rupi khi gia tăng số lượng thẻ được phát hành.
 
Trong tương lai, các thẻ RFID thụ động có thể được lắp đặt sẵn trong tất cả các xe ngay trong giai đoạn sản xuất. Chi phí cho mỗi thiết bị đọc thẻ, mặt khác, sẽ có giá vào khoảng 200000 Rupi (vào khoảng 86 triệu đồng). Ở mỗi làn tại trạm thu phí cần được trang bị tối thiểu một thiết bị đọc thẻ. Một số trạm thu phí lớn có thể trang bị 2 thiết bị đọc thể cho mỗi làn – một thiết bị đọc để kiểm tra xác thực thẻ trên xe, và một thiết bị đọc thẻ khác đọc thông tin để ghi nợ phí từ tài khoản của xe.
Theo ông Puneet Bindra, Tổng giám đốc Công ty Western UP Tollway Ltd cho biết : “Công nghệ RFID thụ động, mặc dù được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, có thể phải đối mặt với những thách thức không mong đợi tại Ấn Độ. Tần số hoạt động của hệ thống RFID thụ động sẽ sử dụng có thể gây nhiều với các tần số khác do các nhà mạng điện thoại di động trong nước đang khai thác”.
“Tại Ấn Độ, các nhà mạng điện thoại di động sử dụng cả công nghệ GSM và CDMA. Công nghệ GSM hoạt động trong băng tần 900 MHz và 1800 MHz và CDMA hoạt động trong băng tần 800 MHz. Công nghệ RFID sẽ sử dụng khoảng băng tần 860 MHz – 960 MHz. Do đó khả năng có thể gây nhiều với hệ thống điện thoại di động đang khai thác khá cao. Tại một số bang của Mỹ và một số nước khác ở Châu Âu, nơi mà công nghệ RFID đang được sử dụng thành công, vấn đề này không tồn tại”. Ông Puneet Bindra bổ sung thêm.
 “Các thẻ RFID nhìn chung được sản xuất tại Mỹ và các nước Châu Âu. Các thẻ này có thể cần phải sửa đổi đề phù hợp với điều kiện khí hậu tại Ấn Độ. Chúng ta đã biết rằng rất nhiều khu vực tại Ấn Độ có khí hậu cực nóng và có độ ấm rất cao trong suốt các tháng mùa hè. Do đó các thẻ này cần phải đảm bảo có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt”. Ông Bindra, báo hindustantimes.com cho biết thêm.
Bộ giao thông vận tải đường bộ  Ấn Độ có kế hoạch thu phí cầu đường điện tử sử dụng công nghệ RFID thụ động vào tháng 5 năm 2012.
Theo projectsmonitor.com

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:102286
Lượt truy cập: 175.652.401