Theo đó, Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ Giao thông vận tải; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Lãnh đạo Thanh tra Bộ gồm Chánh Thanh tra và các Phó Chánh thanh tra.
Số lượng Phó Chánh Thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ.
Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Các tổ chức thuộc Thanh tra Bộ, gồm:
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Phòng Thanh tra 1);
- Phòng Thanh tra Hành chính (Phòng Thanh tra 2);
- Phòng Thanh tra Chuyên ngành (Phòng Thanh tra 3);
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Phòng Thanh tra 4);
- Phòng Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Phòng Thanh tra 5).
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2022.
Chi tiết xem tại đây