Trong những năm qua, Sở GTVT Hà Nam đã được Bộ GTVT giao làm chủ đầu tư các dự án: Nâng cấp cải tạo QL21A đoạn Km106 và Km110-Km120; nút giao thông Đồng Văn; mở rộng QL1A đoạn Phủ Lý-Cầu Đoan Vĩ…..; ngoài ra còn được UBND tỉnh giao quản lý trên 20 dự án trong địa bàn. Các dự án được giao đều hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng, đặc biệt là dự án nút giao thông Đồng Văn đã được Bộ trưởng Bộ GTVT đánh giá hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, là dự án đem lại hiệu quả cao từ chủ trương phân cấp đầu tư.
Để quản lý tốt chất lượng công trình, trước hết cần xác định rõ nội hàm của quản lý CLCTXD bao gồm nhiều nội dung từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư.
Qua quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án và thực hiện vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Sở đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
1. Vấn đề quan trọng hàng đầu, đó là có một bộ máy từ Lãnh đạo Sở, các phòng, ban QLA có trình độ kỹ thuật, có năng lực quản lý, có kinh nghiệm chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt để tổ chức quản lý điều hành dự án.
2. Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng, hồ sơ thiết kế, cụ thể:
- Đối với tư vấn thiết kế: Lựa chọn tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm va uy tín để thực hiện. Quy định rõ các điều khoản trong hợp đồng về trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng, chế tài xử lý đối với tư vấn thiết kế khi hồ sơ thiết kế, dự toán để xảy ra sai sót ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công trình. Kiểm tra, quản lý, nghiệm thu chặt chẽ các công đoạn lập hồ sơ thiết kế.
- Đối với tư vấn thẩm tra: Thời gian qua, Sở nhận thấy hiệu quả của công tác thẩm tra chưa được phát huy một cách đúng mức. Do đó, trong thời gian tới cấn phải chú trọng hơn nũa tới chất lượng của tư vấn thẩm tra, phải lựa chọn tư vấn thẩm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm và phải có đủ tinh thần trách nhiệm để thực hiện công tác thẩm tra; Hợp đồng thẩm tra cần quy định rõ yêu cầu về trách nhiệm cuả tư vấn thẩm tra, các đik hoản về xử lý vi phạm chất lượng trong công tác thẩm tra, bồi thường thiệt hại khi kết quả thẩm tra không phù hợp hoặc không phát hiện sai sót gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, báo cáo kết quả thẩm tra phải rõ ràng tỷ mỉ, chi tiết phần nào được, phần nào chưa được không chung chung.
3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, trong đó phải xác định nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác thẩm định là nhân tố con người. Do đó, cần phải quan tâm đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp giải quyết công việc và ý thức, tinh thần trách nhiệm.
Đối với các dự án lớn, có tính chất phức tạp, thì tyổ chức hội đồng thẩm định gồm những chuyên viên, kỹ sư có chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kinh nghiệm thẩm định. Thẩm định phải kết hợp với kiểm tra hồ sơ và kiểm tra hiện trường. Khi thẩm định phải phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ thẩm định với các ban QLA theo dõi dự án.
4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện dự án:
- Lựa chọn được các nhà thầu thi công, nhà thàu giám sát có năng lực tài chính, thiết bị, con người có uy tín thực hiện dự án.
- Quản lý chặt chẽ hợp đồng TVGS thi công xây lắp, hợp đồng cần quy định chặt chẽ, cụ thể các nội dung trách nhiệm, chế tài xử lý vi phạm về chất lượng công trình. Ngoài ra, cần kiểm tra, đánh giá trực tiếp năng lực của từng cán bộ tư vấn giám sát hiện trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra hiện trường của Ban QLDA để phát hiện và ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm.
- Tăng cường sự phối hợpgiữa ban QLDA, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công để giải quyết các vướng mác phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Quản lý, kiểm tra nhà thầu thực hiện quy định về công tác nghiệm thu chất lượng nội bộ.
5. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Sở GTVT về chất lượng công trình xây dựng. Giao phòng KHKT chủ trì lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các công trình trên nguyên tắc có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các khâu Nhà thầu hay mắc khuyết điểm, đồng thời xử lý nghiêm khắc nhà thầu vi phạm bằng nhiều hình thức: Thông báo vi phạm về đơn vị, không cho phép tham giai xây dựng đối với công trình chỉ định thầu, từ chối làm việc với các cán bộ kỹ thuật của nhà thầu do để xảy ra các vi phạm… Nâng cao năng lực, phát huy vai trò hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
6. Thực hiện công bố công khai việc thực hiện dự án và tạo điều kiệm để đảm bảo sự giám sát cộng đồng theo quy định hiện hành của pháp luật. Hồ sơ dự án cần được gửi đến Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện, thành phố liên quan để xin ý kiến trước khi trình Bộ GTVT hoặc UBND tỉnh phê duyệt. Trước khi triển khai thi công, hồ sơ thiết kế được gửi đến UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan để phối hợp giám sát. Giải quyết triệt để các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, người dân về thiết kế cũng như thi công công trình.
7. Báo cáo kịp thời các vướng mắc phát sinh và đề xuất phương án giải quyết với Bộ GTVT để giải quyết kịp thời.
Sở GTVT có một số kiến nghị, đề xuất như sau:
- Hiện nay, xe vận tải lưu hành với lưu lượng lớn gây ảnh hưởng đến chất lượng và làm giảm tuổi thọ công trình, trong khi chưa lập được các trmj kiểm tra xe quá tải, đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo kiên quyết không chấp nhận đăng kiểm cho các phương tiện cơi thành, đồng thời đề nghị Bộ Công an xử lý triệt để xe cơi thành.
- Đề nghị Bộ biểu dương, khen thưởng cho các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công công trình đạt chất lượng cao tại các hội nghị sơ kết, tổng kết để khuyến khích động viên nhà thầu./.
Sở GTVT Hà Nam