Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu
- Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì Họp báo.
Trước khi bắt đầu chương trình, các đại biểu, phóng viên tham dự họp báo đã dành một phút tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ lòng kính trọng và tiếc thương vô hạn.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy.
Thông tin về Luật Đường bộ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, sau 13 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã đạt được những kết quả nhất định, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải (GTVT) đường bộ; góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước nói chung và GTVT nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động tham gia vào hoạt động GTVT với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là các quy định về cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động đường bộ; cơ cấu lại các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phù hợp với thực tế.
Nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động đường bộ, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, nâng cao năng lực vận tải đường bộ, việc xây dựng Luật Đường bộ là hết sức cần thiết.
Ngày 27/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đường bộ. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Luật Đường bộ gồm 6 chương, 86 điều tập trung vào 3 đột phá chiến lược là thể chế chính sách, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực. Đồng thời, giải quyết các yêu cầu của thực tiễn với tầm nhìn chiến lược theo hướng thông minh hơn, ứng dụng công nghệ thông tin trong nước.
P.V