Tạp chí y khoa The Lancet, [BN1] cho rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cần thể hiện vai trò lãnh đạo tích cực hơn, thay vì khuyến nghị các quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá nung nóng (TLNN), thuốc lá điện tử (TLĐT)… Bởi biện pháp cấm này là một cách lý tưởng hóa nhưng không khả thi.
Trong khi đó, chính WHO cũng công bố: 184 trong 195 quốc gia thành viên của tổ chức này không cấm TLNN. Điều này cho thấy khuyến nghị cấm mà WHO đang đề xuất tại một số nước châu Á không được số đông các quốc gia ủng hộ.
Tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN), cho đến nay chỉ có 5 quốc gia gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Singapore và Brunei là chính thức cấm TLNN. Ngược lại, các quốc gia như có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng hơn với Việt Nam như Malaysia, Indonesia và Philippines lại lựa chọn con đường quản lý và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Các nước chưa có hành lang pháp lý cần có thông tin đầy đủ về những quốc gia đi trước
Thực tế cho thấy, hiện nay các thông tin mà WHO hay một số tổ chức chống thuốc lá nước ngoài đưa ra chưa đầy đủ và toàn diện. Theo The Lancet, nỗ lực giảm cung – giảm cầu đối với việc tiêu thụ thuốc lá là cần thiết nhưng chưa đủ.
Doanh số thuốc lá điếu tại Nhật Bản giảm đến 52% trong giai đoạn
2015-2023, cùng thời điểm xuất hiện của TLNN. Nguồn: GSTHR
Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) của WHO nên đặt trọng tâm vào các giải pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá. The Lancet cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ chặt chẽ FCTC, tuy nhiên Công ước này đã không còn phù hợp với mục đích đặt ra ban đầu, đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp. Các tác giả của bài đăng trên The Lancet cũng đề cập rằng WHO nên công bố số liệu thực tế của các nước đã thành công giảm trong việc tỷ lệ hút thuốc lá điếu sau khi cho phép hợp pháp hóa thuốc lá mới.
Cụ thể, số liệu mới nhất tại New Zealand cho thấy tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc hàng ngày đã giảm mạnh từ 13,3% năm 2017-2018 xuống còn 6,8% năm 2022-2023 sau khi các sản phẩm thuốc lá mới trở nên phổ biến. Với mức giảm đến 49% sau khi cho phép TLNN, TLĐT mà không cần áp dụng thêm chính sách kiểm soát mới nào, hiện New Zealand đã vượt mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc lá do WHO đề ra là 30% trong 15 năm từ 2010 đến 2025.
Nhật Bản cũng là một ví dụ điển hình về thành công của việc cho phép thương mại hóa TLNN từ sớm. Từ 2015 - 2023, doanh số thuốc lá điếu tại quốc gia này đã giảm đến 52% nhờ xu hướng chuyển đổi sang sử dụng TLNN.
Doanh số thuốc lá điếu tại Nhật Bản giảm đến 52% trong giai đoạn 2015-2023, cùng thời điểm xuất hiện của TLNN. Nguồn: GSTHR
Ngược lại, Ấn Độ, quốc gia vốn được WHO tán dương về việc cấm TLĐT và các sản phẩm thuốc lá mới sử dụng thiết bị điện tử khác (như TLNN), trên thực tế lại chứng kiến việc giới trẻ không nhận thức được lệnh cấm này và vô tư sử dụng.
Theo khảo sát năm 2023 trên 1,007 học sinh độ tuổi từ 14-17 tại Ấn Độ, có 96% không biết rằng TLĐT đang bị cấm ở quốc gia này. Kết quả khảo sát được đưa ra sau khi Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ gửi thông báo tới 15 trang web bán TLĐT, yêu cầu họ ngừng quảng cáo và kinh doanh sản phẩm. Tuy nhiên, theo một quan chức Ấn Độ, chỉ có 4 trong số 15 trang web trên đã tạm ngừng hoạt động, số còn lại chưa có phản hồi.
Từ những thực tiễn trên, rõ ràng WHO cần cung cấp thông tin đầy đủ về thực trạng của các quốc gia đi trước, kể cả cấm hoặc quản lý, để những quốc gia chưa có hành lang pháp lý tham khảo, đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn.
Bên cạnh đó, The Lancet cũng khuyến nghị WHO cần thể hiện vai trò hỗ trợ kỹ thuật cho những quốc gia mong muốn quản lý các mặt hàng thuốc lá mới này, thay vì thả trôi để các quốc gia chưa có kinh nghiệm loay hoay với giải pháp quản lý phù hợp, dù biết rằng cấm không phải là giải pháp hiệu quả lâu dài.
Việt Nam không nên tự đánh giá thấp về năng lực quản lý thuốc lá mới
Báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU) cho thấy, Việt Nam đã có bước nhảy vọt 12 bậc trên bảng xếp hạng về sự cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt tại khu vực ASEAN.
Thuốc lá nung nóng khớp với định nghĩa của Luật PCTHTL 2012
Việt Nam hiện dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Về các chỉ số đánh giá mức sống như GDP bình quân đầu người, Việt Nam cũng dần đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực như Malaysia - quốc gia đã vốn đã nghiễm nhiên đưa TLNN vào quản lý từ 2018 theo luật kiểm soát thuốc lá hiện hành.
Việc quản lý các sản phẩm thuốc lá mới, xây dựng các biện pháp thuế hợp lý đang giúp 80% các nước chọn quản lý TLNN, TLĐT giảm tỷ lệ hút thuốc lá và ngăn chặn thanh thiếu niên tiếp cận sản phẩm.
Năng lực quản lý chính trị, kinh tế, xã hội là minh chứng cho thấy Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện quản lý TLNN và các sản phẩm thuốc lá mới khác. Đặc biệt TLNN đã được WHO xác định là thuốc lá và khuyến nghị nên kiểm soát theo Luật phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) hiện đang áp dụng cho thuốc lá điếu và các sản phẩm thuốc lá khác.
Việc kiểm soát này cũng đồng thời cho thấy Việt Nam rõ ràng, minh bạch, xóa bỏ tư duy cấm đoán cực đoan. Việc xây dựng chính sách dựa trên các bằng chứng nghiên cứu khoa học đầy đủ, toàn diện trong nước và quốc tế, cùng với sự tham gia của các chuyên gia và cơ quan chuyên môn sẽ hỗ trợ các bộ ngành chủ quản tham mưu chính xác cho Chính phủ.