Hà Nội: Ðầu tư xây dựng hạ tầng giao thông để giảm ùn tắc

Thứ ba, 24/07/2012 22:00
Trong những năm qua, mặc dù Hà Nội đã đầu tư cải tạo, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng giao thông, triển khai các biện pháp tổ chức giao thông, nhưng tình hình giao thông vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội tới năm 2030 tầm nhìn tới năm 2050 xác định, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ là giải pháp cơ bản để khắc phục những bất cập trong giao thông đô thị.

Trong những năm qua, mặc dù Hà Nội đã đầu tư cải tạo, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng giao thông, triển khai các biện pháp tổ chức giao thông, nhưng tình hình giao thông vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội tới năm 2030 tầm nhìn tới năm 2050 xác định, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ là giải pháp cơ bản để khắc phục những bất cập trong giao thông đô thị.

Trong Quy hoạch, TP Hà Nội xác định, diện tích đất dành cho giao thông đô thị trung tâm thành phố tối thiểu phải đạt 12.737 ha đến 16.559 ha, tương đương từ 20% đến 26% tổng diện tích đất của đô thị trung tâm (hiện nay quỹ đất dành cho giao thông mới đạt 7%-8%). Trong đó, đất dành cho giao thông đường bộ khoảng 9.824 ha; đất dành cho giao thông đường sắt hơn 1.062 ha. Ngoài việc tăng cường quỹ đất, thành phố thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng diện tích lưu thông cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Tới năm 2030, Hà Nội có năm đường vành đai: 1, 2, 3, 4, 5. Các trục quốc lộ sẽ có điểm dừng tại đường vành đai 4, vì vậy luồng xe liên tỉnh sẽ không đi qua thành phố, góp phần giảm tải bớt lượng xe đi vào các trục chính của đô thị. Từ vành đai 2 trở ra, thành phố đẩy mạnh xây dựng mạng lưới đường trên cao có sự kết nối liên hoàn để phát huy hiệu quả của cả hệ thống và tránh ùn tắc giao thông. Dự kiến sẽ có năm tuyến đường trên cao gồm: Tuyến số 1 theo đường vành đai 2 (Cầu Giấy - Láng - Trường Chinh - Ðại La - Minh Khai - cầu Vĩnh Tuy); tuyến số 2 theo đường Vành đai 3 (Cầu Thăng Long - Phạm Văn Ðồng - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Ðàm - cầu Thanh Trì); tuyến số 3 từ Phú Ðô tới Yên Hòa, sau đó rẽ phải theo đường quy hoạch nhánh để nối vào đường vành đai 2; tuyến số 4 từ phố Tôn Thất Tùng đến vành đai 3 và tuyến số 5 từ Pháp Vân đến vành đai 2.

Ðường sắt đô thị cũng được xác định là loại hình giao thông chính của đô thị tương lai nhằm giảm đáng kể lượng phương tiện cá nhân. Cụ thể, sẽ có tám tuyến: tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên); tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Ðình - Bưởi); tuyến 2A (Cát Linh - Hà Ðông); tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở); tuyến số 4 (Mê Linh - Sài Ðồng - Liên Hà); tuyến số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc); tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi); tuyến số 7 (Mê Linh - Hà Ðông); tuyến số 8 (Sơn Ðộng - Mai Dịch - Dương Xá). Dọc theo các tuyến này, từ vành đai 3 trở vào, mật độ ga được bố trí dày đặc (khoảng cách trung bình giữa các ga khoảng 1,2 km). Bên cạnh đó, thành phố còn đầu tư xây dựng tuyến xe buýt nhanh từ Kim Mã đi Hà Ðông.

Tại các nút giao thông: Nguyễn Chí Thanh - Láng, Lê Văn Lương - Láng, Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, Bắc Thăng Long - Nội Bài - Quốc lộ 2, Trần Khát Chân - Ðại Cồ Việt, Lê Thanh Nghị - Bạch Mai đều được xây dựng cầu vượt nhằm hạn chế ùn tắc giao thông. Cùng với việc bổ sung, bố trí hợp lý mạng lưới giao thông, thành phố tiếp tục triển khai các biện pháp tổ chức giao thông trong khu vực trung tâm (nơi mà mạng lưới giao thông đã dày và khó có thể mở rộng, xây mới); đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát ý thức chấp hành luật lệ giao thông, nhằm bảo đảm tốt trật tự, ATGT trên địa bàn...

Theo báo Nhân dân

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:11777
Lượt truy cập: 181.455.380