Phát triển hạ tầng GTVT trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Kông mở rộng

Thứ ba, 21/08/2012 06:42
Chiều 17/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được của Chương trình GMS cũng như đề ra các định hướng hợp tác phát triển kinh tế của Chương trình GMS trong giai đoạn tới; trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển hạ tầng GTVT.

Chiều 17/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được của Chương trình GMS cũng như đề ra các định hướng hợp tác phát triển kinh tế của Chương trình GMS trong giai đoạn tới; trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển hạ tầng GTVT.

Được thành lập năm 1992 do sáng kiến của ADB, đến nay sau 20 năm hợp tác phát triển, với nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ các nước GMS và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong và ngoài khu vực, đặc biệt là ADB, Chương trình hợp tác kinh tế GMS đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc thúc đẩy hội nhập, tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, nâng cao tri thức nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông...

Ông Nguyễn Văn Thạch, Phó Vụ trưởng
Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ GTVT trình bày tham luận tại buổi lễ

Phát triển hạ tầng GTVT trong Chương trình GMS chú trọng vào hai phần chính bao gồm hạ tầng giao thông phần cứng và phần mềm. Theo đó, hạ tầng giao thông phần cứng đặt trọng tâm vào Chiến lược hợp tác GTVT thông qua diễn đàn GTVT tiểu vùng GMS tổ chức thường niên nhằm lập kế hoạch, xác định thách thức, trao đổi thông tin và huy động nguồn lực thiết lập kết nối qua biên giới, tạo thuận lợi về dịch vụ GTVT thông suốt trên cơ sở mạng lưới kết nối giao thông GMS.

Ông Nguyễn Văn Thạch, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ GTVT cho biết Việt Nam có vị trí trọng yếu nằm trong 3 hành lang kinh tế Bắc Nam, Đông Tây và phía Nam. Các tuyến đường chính từ Đà Nẵng - Lào - Đông Bắc Thái Lan - Bangkok, Vũng Tàu - Hồ Chí Minh - Phnômpênh - Siem Riep - Bangkok, Cà Mau - Kiên Giang - ven biển Campuchia - Bangkok; các tuyến đường phía Bắc: Hài Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (theo đường cao tốc Trung Quốc)…

Một số dự án GTVT tiêu biểu trong khuôn khổ Chương trình GMS bao gồm: dự án cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, Hạ Long - Móng Cái, Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương, Dầu Giây - Phan Thiết - Nha Trang; dự án hành lang ven biển phía Nam, pha 2; kết nối trung tâm đồng bằng sông Mê Công.

Hiệp định GMS - CBTA là văn kiện đa phương được thông qua bởi các nước thành viên nhằm tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua biên giới chỉ qua một cửa/một lần dừng cùng các cơ chế ưu đãi khác.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:31273
Lượt truy cập: 181.324.516