Ngày 15/8, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký ban hành Thông tư 33/2012/TT-BGTVT quy định về Đường ngang.
Theo đó, Thông tư này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông, quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng. Tuy nhiên, Thông tư này không áp dụng đối với nơi đường sắt và đường bộ cùng trên một mặt cầu; nơi đường sắt giao cắt với đường bộ trong nội bộ ga, cảng, bãi hàng nhà máy, xí nghiệp.
Nội dung Thông tư quy định rõ về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ và tố chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng.
Theo Thông tư đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được cơ quan thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác. Phạm vi đường ngang gồm đoạn đường bộ đi qua đường sắt nằm giữa hai chắn hoặc nằm giữa hai ray chính ngoài cùng và hai bên đường sắt cách má ray ngoài cùng trở ra 6 m nơi không có chắn; Đoạn đường sắt nằm giữa hai vai đường bộ tại điểm giao; Phạm vi đất nằm trong tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ.
Thông tư cũng quy định rõ việc thành lập, bãi bỏ, cải tạo, nâng cấp đường ngang phải tuân theo quy định tại Thông tư này. Những đường ngang hiện có chưa phù hợp quy định của Thông tư này phải từng bước được cải tạo và sửa chữa cho phù hợp với quy đinh của Thông tư này theo khả năng nguồn vốn được cân đối; trong thời gian chưa có điều kiện để cải tạo, sửa chữa cho phù hợp với quy định của Thông tư này phải có biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và thay thế Điều ]ệ đường ngang ban hành kèm theo Quvết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2006 và Điều 2 của Thông tư số 28/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.
DT