Sự tàn phá của chiến tranh trong một giai đoạn dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống giao thông cả hai miền Nam, Bắc. Năm 1975 không còn một tuyến đường bộ nào ở miền Bắc đạt cấp kỹ thuật đồng bộ. Phương tiện vận tải của tất cả các ngành giao thông miền Bắc đều thiếu thốn và lạc hậu. Đường bộ có 861 xe, máy và thiết bị các loại, trong đó chỉ có hơn 50% là còn sử dụng được. Đường biển mới có khoảng 4 vạn tấn phương tiện các loại nhưng đều cũ kỹ và không phù hợp với luồng tuyến. Các ngành kinh tế công nghiệp GTVT đều suy yếu bởi thiếu nguồn tài chính đầu tư trong một giai đoạn dài ... Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ 4 của Đảng (Tháng 12.1976) đã đề ra yêu cầu phải “tích cực mở mang GTVT và thông tin liên lạc vì thực tế không cân đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và không cân đối giữa các bộ phận trong nội bộ ngành....” Thực hiện chủ trương đó, Ngành GTVT đã chấn chỉnh và tổ chức lại bộ máy hoạt động và hình thành một bộ máy mới với các chức năng đầy đủ hơn, đáp ứng thực tế. Hàng loạt Sở GTCC ra đời trên toàn quốc và hàng trăm các doanh nghiệp quốc doanh của ngành đường sắt, đường bộ, hàng không, vận tải biển đã ra đời và giữ vững mô hình hoạt động đến năm 1986.
Trên công trường xây dựng cầu Thăng Long (1984)
Cục Công trình I tham gia khôi phục đường sắt Thống Nhất
Toàn cảnh đèo Hải Vân sau khi đất nước thống nhất năm 1975
Về hoạt động vận tải đường sắt: trong giai đoạn này đã khánh thành tuyến đường sắt Bắc - Nam với sự kiện ngày 13/12/1976 chuyến hàng từ TPHCM ra Hà Nội và chuyến tàu chở Apatít phục vụ nông nghiệp đã từ Hà Nội lên đường vào TPHCM. Vận tải đường sắt cũng đã khai thông tuy năng lực chuyên chở vẫn còn hạn chế.
Trong giao thông đường bộ đã xây dựng mới hơn 2 vạn mét cầu, 520 cống, đặt mới 660km đường ray và 1.686 km dây thông tin. Các cảng quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn cũng được đầu tư nâng cấp thành 2 trung tâm giao nhận hàng hoá lớn nhất của cả nước cùng với hệ thống cảng sông, đội tàu được khôi phục và đầu tư mới tạo ra diện mạo khác hẳn thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Điều đặc biệt là hệ thống vận tải quốc doanh đã có bước phát triển mạnh với đội ngũ kỹ sư chế tạo, sửa chữa và lái xe được đào tạo trong những trường chuyên ngành của Bộ GTVT
Bộ trưởng Bộ GTVT Phan Trọng Tuệ
đi kiểm tra cầu đường sắt bắc qua sông Trà Khúc (1977)
Tàu Thái Bình - con tàu đầu tiên của ngành vận tải biển mở luồng
sang Cuba và thực hiện chạy vòng quanh trái đất (1982)
Bộ trưởng Bộ GTVT Đồng Sĩ Nguyên và đại diện
Chính phủ Phần Lan làm lễ bàn giao giai đoạn 1 - xây dựng
Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng (1984)