Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Tướng mạnh phải có binh hùng'

Thứ ba, 16/09/2014 14:04

Tướng mạnh phải có binh hùng, xiết chặt kỷ cương cho bộ máy quản lý NN của BT GTVT là việc làm nội bộ, là "rèn binh" xứng đáng được toàn xã hội cổ súy.<>Tướng mạnh phải có binh hùng

Tờ Tuần Việt Nam đặt vấn đề: Quyền riêng tư của mọi công dân được chơi các loại hình thể thao trong thời gian tự do cá nhân là theo luật định, song việc yêu cầu quan chức Bộ GTVT không chơi golf trong thời điểm hiện nay có lẽ cũng có căn nguyên của nó. Theo đó, không phải Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ muốn để cán bộ thuộc quyền tập trung thời gian, trí tuệ cho việc giải quyết khó khăn của Bộ GTVT trong thời kỳ "chuyển mùa" mà còn vì một lý do khác mang tầm quốc gia! Đánh golf một loại hình thể thao có xuất xứ từ nước ngoài trước đây thường dành cho giới quý tộc. Nay thú chơi này cũng đang thịnh hành ở nước ta tới mức, hàng chục triệu hec ta đất nông nghiệp "bờ xôi ruộng mật" cũng biến thành sân golf. Nguồn lợi mang về là thu hút khách du lịch trên thế giới, làm lợi cho các chủ đầu tư, các địa phương có thêm nguồn lợi từ thuế kinh doanh. Thế nhưng cách đây không lâu, dư luận cả nước bị "choáng" trong một loạt bài trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về chuyện "biến" sân bay quốc tế thành sân golf, điều chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới. Thật kỳ lạ, giữa bối cảnh quá tải, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM chưa có lối thoát thì ý tưởng "loại bỏ" sân bay quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất, "biến" sân bay Gia Lâm để trở thành một sân golf là một sự khó hiểu của những quan chức ngành hàng không, ngành GTVT. Có rất nhiều người ủng hộ tác phong làm việc của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng và cũng có những người hoài nghi. Điều đó cũng là lẽ thường tình. Đã có những tiến sỹ làm việc "hai mang" cho Bộ GTVT và tư vấn cho cả người nước ngoài, mới hôm qua "hoan hô đường sắt cao tốc 56 tỷ USD để đi tắt đón đầu", hôm nay lại cho rằng Bộ trưởng duy ý chí, cực đoan. Cũng vẫn còn có những quan chức GTVT tâm đắc với ý tưởng "VN có chỉ số IQ cao" phải có một sân bay quốc tế lớn nhất thế giới, với vốn vay 20 tỷ USD để đón đầu ...và "xây sân golf trong sân bay là một sáng tạo không ngờ". Nghĩ lại nạn ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới đau lòng làm sao. Giá như chúng ta bớt đi một chút bốc đồng "nhất thế giới" để chỉ cần một tỷ USD thôi, chúng ta sẽ có 20000 chiếc xe buyt 2 tầng, chạy trên các tuyến phố để cho "các bà mẹ đi chợ, các em đi học ..." cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Huống hồ là tham vọng vay 20 tỷ USD bằng vốn ODA cho một sân bay trung chuyển cho thế giới. Sân bay quốc tế Đà Nẵng trở thành "nỗi nhục quốc thể" khiến Bộ trưởng phải ra tay "trảm tướng" và dọa kỷ luật cả Cục trưởng Hàng không ... Và nay, Bộ trưởng yêu cầu các quan chức Bộ GTVT không chơi golf trong ngày nghỉ, âu cũng có lý do của nó. Xâu chuỗi các sự kiện Tư lệnh toàn quyền "trảm tướng", "sân bay quốc tế thành sân golf" và "cấm chơi golf đối với quan chức GTVT ..." cho thấy Bộ trưởng đã thực sự vào cuộc. Là tướng tư lệnh chiến trường giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ nhiều hướng và áp lực đòi hỏi của dư luận xã hội trước bức tranh hỗn loạn giao thông. Việc làm của ông lúc này là chấn chỉnh lại đội ngũ cấp dưới thuộc quyền vốn đã có nhiều năm quan liêu, trì trệ bỏ bê nhiệm vụ chính trị, đắm mình trong những sân golf , để xảy ra những vụ việc tai tiếng như PMU18, Vinashin, CPI, sập đường dẫn cầu Cần Thơ, thảm họa tàu S1, E1... Tướng mạnh phải có binh hùng, xiết chặt kỷ cương cho bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ trưởng GTVT là việc làm nội bộ, là "rèn binh" xứng đáng được toàn xã hội cổ súy. Đó liệu có phải là tín hiệu tích cực báo trước của một cuộc cách mạng về GTVT mà người dân đang mong mỏi? <>Táo bạo liệu có thành công? Trước hàng loạt các quyết sách gần đây của Bộ trưởng Đinh La Thăng về vấn đề giao thông, người dân đang “nín thở” chờ đợi hành động tiếp theo của vị Bộ trưởng này. Những quyết định này làm nức lòng dư luận cả nước, tuy nhiên, nhiều người lo lắng những sự táo bạo đó liệu có mang lại thành công? Thông tin được đăng tải trên Vnmedia. Trong bài phát biểu của mình tại Nghị trường, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan và với các địa phương, đặc biệt là với thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp mà trong các nghị quyết của Chính phủ đã nêu. “Đây chưa có gì gọi là sáng kiến của ngành giao thông vận tải mà thực ra tất cả các giải pháp đó đã được nêu trong Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, nghị quyết của Chính phủ từ năm 2002 cũng như nghị quyết năm 2007, 2008 và mới đây là Nghị quyết 88 năm 2011”, Bộ trưởng Thăng nói. Tuy nhiên, việc Bộ trưởng Thăng hiện thực hóa những giải pháp cũ bằng một loạt hành động mới như đề xuất hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc và mới đây là trình Chính phủ phương án đổi giờ làm cho 9 nhóm đối tượng đang được người dân đánh giá cao. Mặc dù những giải pháp Bộ Giao thông trình lên Chính phủ chỉ được ngành này coi là giải pháp tạm thời, nhưng trước vấn nạn giao thông đang ngày càng trầm trọng như hiện nay, rõ ràng đang rất cần những hành động ngay lập tức và táo bạo như vậy. Nhưng táo bạo liệu có thành công hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Nếu nhìn từ thực trạng giao thông nước nhà từ năm 2002 đến nay, rõ ràng, Bộ trưởng Thăng đang được nhìn nhận là người đứng đầu ngành nóng đầu tiên tuyên chiến với vấn nạn giao thông- vấn đề thời sự nóng hôi hổi của toàn xã hội. Không chỉ nói, đến thời điểm này đã có một số hành động được vị Bộ trưởng này thực hiện. Hình ảnh Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Tướng mạnh phải có binh hùng' số 2 Hàng loạt những biện pháp táo bạo được đề xuất nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông Đáng kể nhất trong đó là việc trình đề án thay đổi giờ làm lên Thủ tướng. Dẫu rằng, đề án này được trình khi ngành giao thông chưa hề công bố kèm những điều tra xã hội học về tính khả thi của đề án trình. Mặc dù ai cũng thừa nhận rằng, đây là thời điểm buộc phải đương đầu với vấn nạn giao thông và giải pháp đổi giờ là giải pháp tạm thời. Tuy nhiên, nếu Thủ tướng đồng ý hoàn toàn với đề xuất của ngành giao thông, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống của người dân. Phân tích từ thực tế tắc nghẽn giao thông hàng ngày cho thấy, việc ra đường là tắc tại một số điểm nút là bởi sự xung đột của các luồng giao thông với nhau. Thay đổi giờ học, giờ làm liệu có thay đổi được cơ bản những xung đột này không? Mặt khác, có một thực tế không thể chối bỏ được rằng việc tuân thủ theo giờ giấc của người Việt là điều hết sức kém. Trong khi ùn tắc giao thông như căn bệnh trầm kha không thể không chữa trị, bất cứ giải pháp nào được đề xuất người dân cũng đều hy vọng và chờ đợi sự thành công. Nhưng, nếu không có những hành động mang tính lâu dài, bền vững thì mọi chuyện có thể sẽ giống như người bị ho nhưng chỉ uống thuốc cảm xuyên hương! <> Bộ trưởng Thăng tiếp tục hành động Theo thông tin từ Diễn đàn kinh tế Việt Nam: Thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, yếu kém của ngành GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng, cần phải tái cơ cấu tổng thể về ngành nghề, về sản phẩm, tài chính… chống xu hướng “ly khai” của công ty con với công ty mẹ. "Trong đề án tái cơ cấu doanh nghiệp các tổng công ty mẹ và các công ty con phải có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một Tổng công ty như một bị khoai tây, các công ty liên hệ với nhau bằng cơ chế, chính sách, tài chính, công nghệ, sản phẩm... chứ không phải như bị khoai tây khi đổ ra thì lăn mỗi nơi một củ", Bộ trưởng Thăng nói. Ông Thăng cũng thẳng thắn nhìn nhận hiện tượng các công ty con có xu hướng "ly khai" công ty mẹ là do các Tổng công ty chưa có vai trò, hoặc không có vai trò gì đối với công ty con. Từ nhìn nhận của mình, ông Thăng cho rằng, phải tái cơ cấu tổng thể DNNN, nhưng phải xác định rõ vai trò của tổng công ty mẹ, kể cả công ty mẹ chi phối về vốn, thị trường, công nghệ... thì mới gắn kết trong một khối được. "Tổng Công ty mẹ phải biết vui khi công ty con làm ăn được. Trái lại, khi công ty con gặp khó khăn thì công ty phải biết che chở, động viên và giúp đỡ về thị trường, công nghệ, tài chính như thế mới ra công ty mẹ. Tránh tình trạng công ty mẹ với công ty con như mẹ ghẻ với con chồng, mẹ bắt con phụng dưỡng suốt đời...", ông Thăng cho biết. Ông Thăng cũng cho rằng các DNNN phải tính toán đánh giá lại tất cả các nguồn lực để tăng vốn điều lệ của các tổng công ty trước khi cổ phần hóa (CPH). Bởi, trước khi CPH một tổng công ty với 200 tỷ đồng bán đi một nửa sẽ chẳng giải quyết được gì, không những thế với một công ty với tổng số vốn như vậy khi bán đi cũng không có giá trị. "Phải tái cấu trúc lại doanh nghiệp bằng việc tăng vốn điều lệ lên, phải có các dự án đầu tư, có công ăn việc làm cho người lao động... thì khi CPH mới đem lại giá trị thăng dự, chứ nếu không thậm chí bán bằng cũng không bán được", ông Thăng nói. Ông Thăng cũng nói rõ, CPH không phải là tư nhân hóa, bởi hiện nay có một số doanh nghiệp con của các tổng công ty CPH, nhưng thực chất là tư nhân hóa, và như vậy người lao động không được gì, nhà nước không được gì, chỉ một số cá nhân được lợi. Bên cạnh đó, ông Thăng cũng đề xuất phải đổi mới Vụ đổi mới doanh nghiệp. "Muốn tăng tốc đổi mới doanh nghiệp thì Vụ đổi mới doanh nghiệp phải đổi mới. Vụ cũng đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử trong một giai đoạn và đến bây giờ cũng cần phải đổi mới. Muốn đổi mới doanh nghiệp thì phải có những người từng làm quản lý nhà nước, những người đã từng làm doanh nghiệp, thì mới thấu hiểu, mới chia sẻ được với doanh nghiệp. Chứ toàn những người chưa làm doanh nghiệp bao giờ, nhưng cứ xuống chỉ đạo vạch ra rồi không biêt làm thế nào cả thì rất khó", ông Thăng nói. Ngoài ra, ông Thăng cũng nhấn mạnh, muốn hoàn thành lộ trình đổi mới, sắp xếp DNNN thì cũng cần phải xử lý những DN nào không hoàn thành, chứ hiện tại DN hoàn thành và không hoàn thành đều như nhau. Cần phải có một thái độ hết sức quyết liệt và nghiêm túc, ai không hoàn thành thì phải xử lý, đây cũng là một nhiệm vụ thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ.
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:60650
Lượt truy cập: 176.103.325