Phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1 Phạm vi quy hoạch
Phạm vi phục vụ trực tiếp: Vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Phạm vi phục vụ gián tiếp: Các khu vực lân cận các tỉnh Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên.
2. Quan điểm mục tiêu quy hoạch
a. Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch phát triển hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Nam phải đồng bộ với chiến lược phát triển giao thông vận tải và quy hoạch phát triển của địa phương, các ngành liên quan trong đó đảm bảo sự cân đối, thống nhất đồng bộ giữa cảng, luồng và đội tàu, giữa vận tải đường thủy với các phương thức vận tải khác để tạo thành mạng lưới vận tải liên hoàn thông suất, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Nam và cả nước.
Xác định danh mục các cảng đầu mối, cảng địa phương trên cơ sở tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng tại những nơi thực sự có nhu cầu và có hiệu quả, đồng thời chú trọng phát triển giao thông vận tải thủy nội địa vùng sâu, vùng xa góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm bớt sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
- Xây dựng và phát triển cảng phải gắn liền đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường.
b. Mục tiêu quy hoạch
- Mục tiêu chung
+ Làm cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Nam một cách hợp lý và đồng bộ, có quy mô phù hợp với từng tỉnh, thành phố, hình thành những trung tâm kết nối giữa vận tải thủy nội địa với các phương thức vận tải khác.
+ Tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của các cảng, đáp ứng yêu cầu bốc xếp và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, nhanh chóng và an toàn.
+ Hỗ trợ các khu công nghiệp, các khu chế xuất đồng thời tạo điều kiện phát triển đô thị nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của khu vực giai đoạn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
+ Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hệ thống cảng đường thủy nội địa, gắn phát triển đường thủy nội địa với bảo vệ môi trường và bảo tồn sinh thái thiên nhiên.
Mục tiêu cụ thể
+ Đáp ứng thông qua khối lượng hàng hóa năm 2010 đạt 23,40 triệu tấn/năm, và 68,244 triệu lượt hành khách/năm; định hướng năm 2020 tiếp nhận 29,6 triệu tấn/nãm và 90 triệu lượt KH/năm.
+ Tiếp nhận các loại tàu vận tải đường thủy nội địa bao gồm tàu hàng hóa, hàng rời có trọng tải đến 5.000DWT.
3. Nội dung quy hoạch
a. Định hướng quy hoạch đến năm 2020
Hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Nam cần được nâng cấp, cải táo để đảm nhận lượng hàng hóa thông qua năm 2020 theo dự báo như sau:
- Đối với cảng tiếp nhận phương tiện TNĐ: 29,6 triệu tấn/năm. Trong đó:
+ Các cảng nội địa chính: 9,6 triệu tấn/năm.
+ Các cảng nội địa chuyên dùng: 20 triệu tấn/năm.
- Khối lượng hành khách: 90 triệu KH/năm; (Chưa kể khối lượng hàng hoá thông qua các bến thủy nội địa cấp huyện, xã, thị trấn);
- Các cảng nội địa chính sẽ được nâng cấp cải tạo để đáp ứng lượng hàng như dự báo, gồm:
+ Các cảng chủ yếu tiếp nhận phương tiện vận tải thủy nội địa là: Tân An thuộc Long An, Sa Đức thuộc Đồng Tháp, Phúc Túc và Giao Long thuộc Bến Tre, An Phước thuộc Vĩnh Long, Long Đức thuộc Trà Vinh, Tắc Cậu thuộc Kiên Giang, Cà Mau và sông ông Đốc thuộc Cà Mau, Hộ Phòng thuộc Bạc Liêu; Sóc Trăng, Bình Long và Tân Châu thuộc An Giang, Vị Thanh thuộc Hậu Giàng.
Trong đó cảng Tân Châu đồng thời có vai trò là cảng cửa khẩu cho phương tiện vận tải thủy nội địa giao lưu trên sông Tiền với Cămpuchia, quy mô đáp ứng cho tàu sông trọng tải đến 500DWT và tàu biển pha sông đến 2.000DWT.
b. Quy hoạch chi tiết đến năm 2010
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Nam chia làm 3 hệ thống bao gồm: Cảng đầu mối, cảng địa phương và cảng chuyên dùng, khối lượng hàng hoá thông qua đạt 23,40 triệu T/năm, chưa kể lượng hàng qua các cảng, bến chuyên dụng ở các huyện, thị.
b1. Hệ thông cảng đầu mối .
- Cảng hàng hóa đầu mối:
Khu vực miền Đông Nam Bộ bao gồm: Các cảng đầu mối sẽ tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là hệ thống cảng biển, các cảng sông lớn của thành phố Hồ Chí Minh như cảng Phú Định, Nhơn Đức, cảng Long Bình (Tổng công ty Đường sông miền Nam).
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Cảng Mỹ Tho (Tiền Giang), cảng Cần Thơ (Cần Thơ), cảng Mỹ Thới (An Giang).
Quy mô xây dựng hệ thống các cảng này đáp ứng cho tàu bách hóa, hàng rời có trọng tải đến 5.000DWT.
Năng lực thông qua cảng hàng hóa đầu mối: Đến năm 2010 đạt 7,8 triệu tấn/năm.
Yêu cầu quy hoạch hệ thống cảng đầu mối đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp hàng hóa cho khu vực và liên hiệp vận chuyển giữa vận tải thuỷ nội địa với các hình thức vận chuyển khác.
- Cảng hành khách đầu mối:
Khu vực miền Đông Nam Bộ: Cảng khách Cần Thơ (Tp.Cần Thơ).
Năng lực thông qua: Đến năm 2010 đạt 9.400 ngàn lượt khách/năm.
b2. Hệ thông cảng đia phương
- Cảng hàng hóa địa phương chủ yếu:
Khu vực miền Đông Nam Bộ: Cảng Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông - tỉnh Tây Ninh), cảng Bà Rịa (Sông Cỏ Mây - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cảng Bà Lụa (sông Đồng Nai - tỉnh Đồng Nai).
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Cảng Tân An (sông Vàm Cỏ Đông - tỉnh Long An), Cảng Sa Đức (sông Sa Đức - tỉnh Đồng Tháp), cảng Long Đức (sông Cổ Chiên - tỉnh Trà Vinh), cảng An Phước (sông Cổ Chiên - tỉnh V nh Long), cảng Giao Long (sông Tiền - tỉnh Bến Tre), cảng Bình Long (sông Hậu - tỉnh An Giang), cảng Tắc Cậu (sông Cái Bé - tỉnh Kiên Giang), cảng Cà Mau (sông Tắc Thủ - tỉnh Cà Mau).
Năng lực thông qua: Đến năm 2010 đạt 5,688 triệu tấn/năm. .
Yêu cầu quy hoạch đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp hàng hóa cho khu vực và liên hiệp vận chuyển giữa vận tải thủy nội địa với các hình thức vận tải khác.
- Cảng hành khách địa phương:
Khu vực Đông Nam Bộ bao gồm: Các cảng khách Biên Hòa (Đồng Nai), Bình Dương (Bình Dương), Cầu Đá (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tây Ninh (Tây Ninh).
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Các cảng khách Tân An (Long An), Mỹ Tho (Tiền Giang), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trà Vinh (Trà Vinh), Vĩnh Long (Vĩnh Long), Bến Tre (Bến Tre), Long Xuyên và Châu Đốc (An Giang), Rạch Mù, Hà Tiên và Tắc Cậu (Kiên Giang), Sóc Trăng (Sóc Trăng), Bạc Liệu (Bạc Liêu), Cà Mau (Cà Mau).
Năng lực thông qua: Đến năm 2010 đạt 68.244 ngàn lượt khách/năm; Yêu cầu quy hoạch đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách nói trên.
b3 . Hệ thông cảng chuyên dùng
Bao gồm các cảng phục vụ các nhà máy, các khu công nghiệp;
Năng lực thông qua: Đến năm 2010 đạt 8,81 triệu tấn/năm.
Yêu cầu về quy hoạch đáp ứng nhu cầu nhập nguyên vật liệu và xuất sản phẩm cho hoạt động của các nhà máy, khu công nghiệp.
4. Các dự án ưu tiên
Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cảng đầu mối và một số cảng địa phương.
- Cảng hàng hóa:
+ Cảng đầu mối: Cảng Phú Định, Nhơn Đức, cảng Long Bình (Tp.Hồ Chí Minh), cảng Mỹ Thới (Long Xuyên), cảng Cần Thơ (Tp.Cần Thơ), cảng Mỹ Tho (Tiền Giang).
+ Cảng địa phương: Cảng Tắc Cậu (Kiên Giang), cảng Long Đức (Trà Vinh), cảng Sa Đức (Đồng Tháp), cảng Giao Long (Bến Tre), cảng An Phước (Vĩnh Long), cảng Bình Long (An Giang).
- Cảng hành khách:
Các cảng hành khách đầu mối ưu tiên: Cảng khách Tp.Hồ Chí Minh và cảng khách Cần Thơ (Tp. Cần Thơ).
5. Các cơ chế chính sách và biện pháp thực hiện
Nhà nước ưu tiên đầu tư các cảng trọng điểm để đảm bảo yêu cầu phát triển KT-XH: Cảng đầu mối và các cảng địa phương quan trọng. .
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cảng theo quy hoạch được phê duyệt bằng các hình thức, nguồn vốn hợp pháp.
- Việc liên doanh với nước ngoài trong đầu tư xây dựng kinh doanh cảng thủy nội địa thực hiện theo các quy định hiện hành.
Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch
1 Việc đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa phía Nam phù hợp với quy hoạch và theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng;
2. Cục Đường sông Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch cảng thủy nội địa đã được phê duyệt; Cục Đường sông Việt Nam thoả thuận cụ thể đối với các cảng đã duyệt trong quy
hoạch tạo điều kiện dể triển khai đáu tư, trình Bộ xem xét điều chỉnh, bổ sung đối với cảng chưa có trong quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cáu của nhà đầu tư, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực.
3. Phát triển các cảng địa phương trên cơ sở tính toán hiệu quả đầu tư, chức năng và quy mô thích hợp với mức độ phát triển kinh tế của địa phương và khả năng nguồn vốn cải tạo luồng tàu, tránh đầu tư xây dựng cảng tràn lan, lãng phí.
Trích QĐ 2949/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2006