(Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2008 đồm 4 Điều do Bộ trưởng Bộ GTVT ký ban hành )
Điều 1 . Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể Phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. Quan điểm, mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020
1 . Quan điểm phát triển
- Tận dụng tốt nhất điều kiện tự nhiên đồng thời đầu tư tập trung có kế hoạch để phát triển tối đa lợi thế của ngành vận tải thủy nội địa (vận tải hàng hóa khối lượng lớn, hàng siêu trýờng siêu trọng, giá thành rẻ, giảm thiểu Ô nhiễm môi trường) để phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xă hội và hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững.
Phát triển giao thông đường thuỷ một cách đồng bộ về luồng tuyến, cảng bến, thiết bị bốc xếp, phương tiện vận tải và năng lực quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gắn kết với mạng lýới giao thông khác tạo thành hệ thống liên hoàn, thông suốt. Kết hợp giữa phát triển giao thông đường thủy nội địa với các ngành khác như thuỷ lợi, thuỷ điện...
Phát triển đội tàu vận tải theo hýớng trẻ hoá, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện luồng lạch và bảo đảm an toàn vận tải.
- Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Nhà nước tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và bảo trì luồng tuyến, tham gia đầu tư các cảng đầu mối quan trọng cùng với các doanh nghiệp.
2. Mục tiêu phát triển
-Về vận tải.
Đáp ứng nhu cầu vận tải của xă hội với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, có khả năng cạnh tranh cao; mở một số tuyến vận tải mới nhý tuyến ven biển, tuyến quốc tế, tuyến chuyên container, lash. Phát triển đội tàu vận tải theo hýớng trẻ hóa (tuổi tàu bình quân là 5 - 7) cơ cấu hợp lý (tàu kéo đẩy 30-35%; tàu tự hành 65-70%); tổng trọng tải đội tàu là 1 2 triệu tấn.
-Về kết cấu hạ tầng: Tăng chiều dài đường thủy nội địa được quản lý và khai thác vận tải; đảm bảo đồng cấp trên một số luồng tuyến chính; hiện đại hóa hệ thống báo hiệu; kênh hóa các đoạn sông qua các đô thị lớn.
Hiện đai hóa một số cảng đầu mối, cảng chính ở các vùng kinh tế trọng điểm, cảng chuyên dùng; nâng cao tỷ tệ cơ giới hóa bốc xếp đối với các cảng địa phương; xây dựng một số cảng khách, bến khách
-Về công nghiệp đóng mới phương tiện thủy nội địa :
Phát triển các cơ sở công nghiệp đóng tàu tại khu vực Đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, đảm bảo đóng mới và sửa chữa được tất cả các loại phương tiện vận tải thủy nội địa.
II Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể
1 . Quy hoạch phát triển vận tải:
- Tốc độ tăng trưởng vận tải hàng hoá bình quân 6,73- 7,02%/năm về tấn và 7,02- 9,6%/năm về T.km; 6,93- 8,32%/năm về khách và 8,3- 11%/năm về HK.km. Cụ thể: Năm 2020 là 190 - 210 triệu tấn hàng và 530 - 540 triệu hành khách.
- Đội tàu vận tải đến năm 2020 là 12 triệu tấn phương tiện và 1 triệu ghế hành khách, cơ cấu đạt 65% tàu tự hành, 35% đoàn kéo đẩy.
+ Đội tàu vận tải trên các tuyến miền Bắc: Đoàn kéo đẩy từ 1.200-1.600 tấn, tự hành < 500 tấn và tàu pha sông biển 1.000-2.000 tấn; tàu khách thường 50 - 120 ghế, tàu khách nhanh 50 - 90 ghế.
+ Các tuyến Đồng bằng sông Cửu Long: Đoàn kéo đẩy 600 - 1.200 tấn, tàu tự hành <500 tấn, tàu pha sông biển 1.000 - 2.000 tấn; tàu khách thường 50 - 120 ghế, tàu khách nhanh 30 - 120 ghế.
2. Quy hoạch phát triển kết cấu bạ tầng
a. Về luồng tuyên:
Trên cơ sở các tuyến theo Quyết định số 16/2000/QĐ- TTG ngày 03/02/2000, bổ sung một số tuyến, điều chỉnh thông số kỹ thuật và cấp kỹ thuật các tuyến sau:
Khu vực phía Bắc:
Điều chỉnh 5 luyến: Cửa Đáy - Ninh Bình, Lạch Giang - Hà Nội, Quảng Ninh - Ninh Bình (qua sông Đào- Hải Phòng), Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội (qua sông Đuống), Quảng Ninh - Phả Lại.
Bổ sung 7 tuyến: Quảng Ninh - Ninh Bình qua cửa Lạch Tray (để giảm tải qua sông Đào Hải Phòng); Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai; Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang; Ngă ba Hồng Đà - Cảng Hoà Bình; Phả Lại - Đa Phúc; Phả Lại - á Lữ và tuyến Ninh Bình - Thành Hoá.
Khu vực phía Nam:
Điều chỉnh 4 tuyến: Cửa Tiểu - Campuchia, Cửa Định An - Tân Châu, Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No), Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò).
Bổ sung 10 tuyến: Sài Gòn - Cà Mau (tuyến ven biển); Sài Gòn - Kiên Lương (qua Đồng Tháp Mười và tứ giác long Xuyên); Sài Gòn - Bến Súc; Sài Gòn - Bến Kéo; Sài Gòn - Mộc Hoá; Mộc Hoá - Hà Tiên; Sài Gòn - Hiếu Liêm; Kênh Phước Xuyên - Kênh 28; Rạch Giá - Cà Mau và tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Đồng bằng sông Cửu Long.
Khu vực Miền Trung:
Bổ sung 10 tuyến: Lạch Trào - Hàm Rồng, Lạch Sung - Cầu Lèn, Cửa Hội - Bến Thủy - ĐôLương, Cửa Sót - Cầu Nghèn, Cửa Gianh - Quảng Trưởng, Cửa Nhật Lệ - Cầu Long Đại, Cửa Việt - Đập Tràn, Thuận An – Ngã Ba Tuần, Hội An – Cửa Đại - Cù Lao Tràm, Kỳ Hà - Cửa Hàn (tuyến ven biển).
b. Về cảng, bến:
Khu vực phía Bắc:
- Cảng hàng hóa: Điều chỉnh quy mô của 7 cảng, bổ sung 34 cảng, trong đó có 5 cảng xây dựng mới;
- Cảng hành khách: Điều chỉnh quy mô 2 cảng, bổ sung 4 cảng.
- Khu vực Hà Nội: Cảng Hà Nội được nghiên cứu chuyển đổi công năng theo hýớng chủ yếu phục vụ du lịch, kết hợp bốc dở hàng sạch. Bổ sung cảng Phù Đổng chuyên bốc xếp container. Khu vực Nam Định, cảng Nam Định sẽ được chuyển đổi công năng thành cảng hành khách và hàng sạch, cảng bốc dở hàng hóa di dời ra vị trí mới phù hợp.
Khu vực phía Nam:
-Các cảng Cao Lãnh, Mỹ Thới, Vĩnh Long đă được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1 024/2005/QĐ- TTG về nhóm cảng biển số 6 (không đưa vào danh sách cảng thủy nội địa trong quy hoạch này).
- Bổ sung 26 cảng hàng hoá, 15 cảng khách, trong đó có 5 cảng hàng hoá xây dựng mới.
Khu vực Miền Trung: Bổ sung 6 cảng hàng hoá, trong đó có 1 cảng xây dựng mới.
3. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng
a. ước toán tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đến năm 2010 và 2011- 2020 là 36.780 tỷ đồng.
4. Các giải pháp, chính sách chủ yếu
a. Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:
- Nhà nước tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp và bảo trì luồng tuyến, tham gia đầu tư phát triển các cảng đầu mối, cảng chính ở các khu vực quan trọng để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động khai thác hệ thống cảng đường thuỷ nội địa phục vụ phát triển kinh tế - xă hội.
- Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình trên tuyến giao thông thuỷ, các cảng theo quy hoạch được phê duyệt bằng các hình thức nhý BOT hoặc liên doanh theo các quy định hiện hành.
Đối với các cảng, bến đầu tư mới từ ngân sách Nhà nước, từng bước thực hiện việc cho phép doanh nghiệp thuê kết cấu hạ tầng để kinh doanh, thu hồi một phần vốn đầu tư.
b. Chính sách phát triển vận tải:
- Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải. Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ giữ thị phần khoảng 10-15% để đảm bảo vai trò chủ đạo, tập trung vào các luồng hàng chủ yếu, một số mặt hàng chủ yếu.
- Tiếp tục cụ thể hoá một số luật trong ngành nhý Luật Hợp tác xă, Luật Doanh nghiệp... nhằm thúc đẩy sản xuất tạo môi trýớng cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động vận tải, trước mắt là điều lệ mẫu của hợp tác xă vận tải.
c Chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Tăng cýờng đầu tư cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành, tạo điều kiện cho cóc cơ sở này nắm bắt được tiến trình phát triển của ngành, tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại để đưa vào giảng dạy, đáp ừng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
- Điều chỉnh một cách thích hợp thời gian, nội dung của các cấp đào tạo, nhất là đối với các loại chứng chỉ chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, cán bộ kỹ thuật quản lý chuyên ngành.
Xây dựng tiêu chuẩn công chức đối với các chức danh quản lý Nhà nước.
- Đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao đối với những cán bộ công chức giữ chức vụ quản lý nhýng năng lực chuyên môn chưa phù hợp tiêu chuẩn.
d. Đổi mới tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành
- Đổi mới cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phù hợp với Luật Giao thông thuỷ nội địa. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về việc thí điểm cổ phần hoá các Đoạn quản lý đường sông; nghiên cứu đề xuất mô hình và các cơ chế chính sách phù hợp với các Đoạn quản lý đường sông còn lại.
- Tăng số lượng đơn vị cảng vụ để quản lý các tuyến vận tải trung ýõng. Số đại diện cảng vụ phù hợp với đặc điểm địa lý, phương án hoạt đông của cảng, bến khu vực. Đi đôi với sắp xếp tổ chức cần quan tâm cơ chế tài chính đối với khối cảng vụ:
- Tăng cường lực lượng Thanh tra để đạt định mức quản lý trên độ đài sông, kênh cho mỗi thanh tra viên. Thực hiện cơ chế khoán định biên và tài chính, đồng thời có những quy định cụ thể nhiệm vụ của Thanh tra đường thuỷ, tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ với Cảnh sát đường thuỷ và Đăng kiểm.
Điều 2. Tổ chức quản lý, thực hiện Quy hoạch
1 . Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xă hội của ngành và địa phương.
2. Quản lý quy hoạch
– Bộ Giao thông vận tải quyết định điều. chỉnh đối với các cảng trong quy hoạch. Trường hợp có nhu cầu thực tế đòi hỏi điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo đề xuất của Chủ đầu tư và UBND các tỉnh, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình Bộ xem xét bổ sung, điều chỉnh theo thẩm quyền đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức quản lý quy hoạch, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức thực hiện đúng Quy hoạch được duyệt.
- Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới luồng tuyến giao thông thuỷ nội địa, các cảng, bến phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo đúng các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Đối với Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa của các tỉnh, thành phố có liên quan, trước khi ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch, phải có thoả thuận của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để tránh sự đầu tư chồng chéo gây lãng phí và bảo đảm tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
- Việc xây dựng các công trình vượt sông, công trình thuỷ lợi trên các tuyến vận tải thuỷ như cầu đường bộ, đường sắt, đường dây điện, cống ngăn nước, lấy nước... nhất thiết phải có ý kiến của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để đảm bảo sự phù hợp của kích thước các công tnnh với cấp đường thủy nội địa theo quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.