Cách dạy trẻ biết luật an toàn giao thông

Thứ tư, 22/06/2011 00:00
Khi trẻ được 3 tuổi đã có thể chạy nhảy tung tăng và chúng đi đến bất cứ chỗ nào chúng muốn, vì thế nhu cầu khám phá thế giới xung quanh ngày càng tăng lên. Những chiếc đèn xanh đỏ nhấp nháy trên con đường chúng đến lớp mẫu giáo hàng ngày có thể khiến chúng tò mò. Trẻ luôn thắc mắc về tất cả những gì chúng chưa biết và người lớn không có cách nào khác là phải trả lời. Đó cũng là lúc thuận tiện nhất để dạy cho trẻ biết luật giao thông với những điều đơn giản nhất.
Khi trẻ được 3 tuổi đã có thể chạy nhảy tung tăng và chúng đi đến bất cứ chỗ nào chúng muốn, vì thế nhu cầu khám phá thế giới xung quanh ngày càng tăng lên. Những chiếc đèn xanh đỏ nhấp nháy trên con đường chúng đến lớp mẫu giáo hàng ngày có thể khiến chúng tò mò. Trẻ luôn thắc mắc về tất cả những gì chúng chưa biết và người lớn không có cách nào khác là phải trả lời. Đó cũng là lúc thuận tiện nhất để dạy cho trẻ biết luật giao thông với những điều đơn giản nhất.

1 Giải thích cho trẻ
Trước tiên cha mẹ nên giải thích bản chất của giao thông, những rủi do bé có thể gặp phải khi tham gia giao thông.
Giải thích cho trẻ biết các tín hiệu đèn giao thông, đèn xanh, đỏ, vàng có ý nghĩa như thế nào…

Xe ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ…đều có làn đường dành riêng nhưng vẫn có trường hợp xe ôtô tông phải người đi bộ. Vì vậy nên nhắc nhở trẻ phải cẩn thận. Sang đường cần phải quan sát. Trong trường hợp như góc khuất, bé có thể nghe thấy tiếng xe máy, ôtô trước khi xe đó xuất hiện.

Khi sang đường không được tự ý đi mà phải chờ có tín hiệu của đèn dành riêng cho người đi bộ.

Những điều này cha mẹ không chỉ giải thích một lần mà giải thích thật nhiều lần để chắc chắn rằng bé đã ghi nhớ tất cả trong đầu.

2 Dạy trẻ an toàn giao thông thông qua trò chơi
Trước tiên cho trẻ làm quen với hình ảnh của các phương tiện tham gia giao thông thông qua tranh ảnh. Sau đó, khi đi trên đường, cha mẹ có thể hỏi trẻ tên của những phương tiện đang tham gia giao thông.

Cha mẹ có thể mua cho trẻ đồ chơi tượng trưng. Sau đó cho nhiều trẻ chơi với nhau. Thông qua trò chơi trẻ vừa có thể ôn lại những gì đã được cha mẹ dạy.

Cha mẹ cần chơi cùng trẻ để có thể giải thích kịp thời những điều trẻ chưa hiểu và hướng dẫn trẻ nếu trẻ chơi chưa đúng.

3 Cho trẻ thực hành

Sau khi hướng dẫn lý thuyết tại nhà, đừng quên cho trẻ áp dụng những gì trẻ đã được hướng dẫn dưới sự giám sát của người lớn.

Khi cùng trẻ ra đường, hãy cùng trẻ đợi đứng đợi đèn cho người đi bộ, chỉ rõ đâu là vạch đường dành cho người đi bộ. Vừa nói vừa chỉ tất cả những âm thanh cũng như dấu hiệu liên quan đến sự cho phép đi hay không. Tập băng qua đường nhiều lần, nhắc nhở trẻ cẩn thận vì những hậu quả của việc bất cẩn hoặc không tuân thủ luật lệ giao thông khi băng qua đường.



Khi bạn đã chắc chắn rằng bé đã thuộc lòng và thành thạo những gì bạn hướng dẫn, hãy nhường quyền chỉ huy cho bé. Nếu bé cũng nhắc nhở bạn để ý đến dấu dấu hiệu và âm thanh thì chứng tỏ trẻ đã tiến bộ rất nhiều. Nhường cho bé quyền hướng dẫn là tạo cơ hội cho bé suy nghĩ kỹ và quyết định cho hành động của mình, điều này rất cần thiết, nó giúp bé tự tin hơn khi ra đường mà không có người lớn đi cùng.


4 Đặt câu hỏi trong khi trẻ thực hành

Chẳng hạn như:

Điều gì sẽ xảy ra khi một người băng qua đường rất đông xe cộ mà không chịu đứng lại quan sát hoặc đợi đèn dành cho người đi bộ? Khi nào mới có thể bắt đầu qua đường? Nên đi qua đường ở đâu? Nên làm gì khi có quá nhiều người đứng đợi đèn và trẻ không thể quan sát đựơc làn xe đang lưu thông cũng như đèn báo? Làm sao để băng qua đường ở những nơi không có làn đường dành cho người đi bộ?

Ngoài ra nên chỉ thêm cho bé một số mẹo vặt để luôn được an toàn, ví dụ như mặc áo phản quang hoặc thấy màu sáng vào khi trời tối để người lái xe dễ nhận thấy khi trời tối.

5 Dạy trẻ thông qua hành vi của người khác

Khi cho trẻ tham gia trên đường, nhìn thấy một người vượt đèn đỏ bạn cũng có thể hỏi trẻ: Con thấy người kia đi như thế đúng hay sai?...Qua những tình huống như vậy cũng là một cách giúp trẻ ôn tập lại những gì mình đã được học.

Bản tính của trẻ tuổi này là rất hiếu động và sự tập chung chú ý kém, có thể trẻ sẽ hào hững một lúc rồi lại chán. Vì thế, sự kiên trì, phương pháp hướng dẫn khoa học chính là bí quyết giúp bạn thành công trong công việc không đơn giản này.

Cha mẹ nên làm gương cho con cái, tuân thủ đúng luật lệ giao thông để trẻ thấy và thực hiện theo.

Những hiểu biết này của trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giúp trẻ có ý thức hơn trong khi tham gia giao thông và tự bảo vệ sự an toàn của mình. Và đó cũng là nền móng để giáo dục trẻ những điều luật giao thông phức tạp hơn trong các giai đoạn sau.
Chinhpc(theo quangcao4u.com)
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:118501
Lượt truy cập: 176.949.520