Bình Thuận:Triển khai đồng bộ các biện pháp kìm hãm tai nạn giao thông

Thứ hai, 11/07/2011 00:00
Tình hình tai nạn giao thông trong thời gian gần đây diễn biến rất đáng lo ngại. Theo báo cáo của ngành chức năng trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 137 vụ, làm chết 144 người, làm bị thương 72 người.
Tình hình tai nạn giao thông trong thời gian gần đây diễn biến rất đáng lo ngại. Theo báo cáo của ngành chức năng trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 137 vụ, làm chết 144 người, làm bị thương 72 người.
So cùng kỳ năm 2010 tăng 35 vụ (35,4%), tăng 21 người chết (17,2%), tăng 39 người bị thương (124%). Như vậy việc kiềm chế tai nạn giao thông không những không thực hiện được chỉ tiêu đề ra là giảm 5% trên cả 3 mặt so với năm 2010 mà còn tăng rất cao.
Ngoài huyện Phú Quý không xảy ra tai nạn giao thông và huyện Bắc Bình có giảm trên cả 3 mặt, còn hầu hết các địa phương, nhất là huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong gia tăng số người chết nhiều nhất. Riêng huyện Hàm Thuận Nam có mức độ tai nạn giao thông xảy ra lớn nhất với 30 vụ, làm chết 33 người và bị thương 12 người. Huyện Đức Linh năm 2010 được khen thưởng về thành tích đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhưng 6 tháng đầu năm 2011 tai nạn giao thông lại tăng đột biến với 11 vụ (tăng 50%), 12 người chết (tăng 100%) so cùng kỳ năm 2010.
Trước tình hình trên, ngày 8/7/2011 Ban chỉ đạo an toàn giao thông tỉnh đã có cuộc họp đánh giá tình hình, nguyên nhân và bàn các giải pháp khẩn trương khắc phục tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng cuối năm. Tại cuộc họp, đồng chí Lê Tiến Phương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo an toàn giao thông tỉnh đã chỉ đạo một số nhiệm vụ giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới là:
Nhiệm vụ chung là cần chỉ đạo thật quyết liệt với những giải pháp tích cực để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả 3 mặt: số vụ, số người chết và số người bị thương so với 6 tháng đầu năm. Theo đó cần tập trung 8 nhóm giải pháp:
Một là, các cấp, các ngành, nhất là các ngành chức năng cần đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục. Ngoài các biện pháp truyền thống phải đổi mới và tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đài, báo, tuyên truyền trực quan để mọi công dân nhất là thanh, thiếu niên chấp hành tốt pháp luật giao thông như không phóng nhanh vượt ẩu, không lấn đường, lấn tuyến, lấn vạch, không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông, phải đội mũ bảo hiểm (kể cả trẻ em) khi đi mô tô xé máy…
Hai là, rà soát lại các biển báo, phân vạch, điểm đen phân loại theo thẩm quyền giải quyết, đề xuất các biện pháp khắc phục, trước hết là các nơi xảy ra tai nạn cao. Rà soát phân loại và nắm chắc các đối tượng thường tụ tập đua xe, từng tuyến đường, địa bàn thường xảy xa đua xe, từ đó phân công lực lượng kiểm tra giám sát để kịp thời ngăn chặn.
Ba là, làm tốt công tác cứu hộ cứu nạn, nhằm giải quyết nhanh ách tắc giao thông trên các tuyến đường, nhất là tuyến Quốc lộ 1A.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và đột xuất, chú ý các tuyến đường, đoạn đường thường xảy ra tai nạn, các bến cảng, bền đò ngang. Xử lý phạt nặng các đối tượng xem thường pháp luật, thường xuyên vi phạm, gắn với việc rà soát nắm chắc đối tượng này.
Năm là, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố đẩy mạnh công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; kiên quyết không để xảy ra tình trạng lều quán lấn chiếm hành lang giao thông nhất là tại các ngã ba, ngã tư, khu đông dân cư, chợ ven đường. Xử lý nghiêm các vi phạm, không để tình trạng tái lấn chiếm như vừa qua. Giao trách nhiệm Công ty 71, Ban Thanh tra giao thông thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện có lấn chiếm thì yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết, nơi nào không khắc phục thì báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để xử lý.
Sáu là, các lực lượng tham gia bảo đảm an toàn giao thông, nhất là lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác để bảo đảm an toàn giao thông một cách hiệu hiệu quả, bền vững.
Bảy là, đề nghị cấp ủy các cấp chỉ đạo các thành viên trong hệ thống chính trị tăng cường các biện pháp hỗ trợ các lực lượng chức năng bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh, nhất là bộ phận thường trực. Các thành viên Ban chỉ đạo phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tám là, tiếp tục có biện pháp tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện cho lực lượng bảo đảm an toàn giao thông, trước hết là lực lượng cảnh sát giao thông có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Hy vọng với những giải pháp trên, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy chính quyền và sự phối hợp tổ chức tốt của các cơ quan chức năng, chúng ta nhất định sẽ giảm được tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh trong những tháng cuối năm.
Trần Tiềm theo http://baotuyenquang.com.vn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:12939
Lượt truy cập: 176.866.920