Chiến lược bảo đảm TT ATGT đường bộ: Đầu tư hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông

Thứ tư, 20/04/2011 00:00
Tại Hội nghị quốc tế về báo cáo "Chiến lược bảo đảm trật tự ATGT đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam" cuối tuần qua, TS. Lý Huy Tuấn, Viện trưởng Viện chiến lược và phát triển GTVT cho biết, chiến lược này sẽ được thực hiện theo hai giai đoạn từ 2011 - 2015 và từ 2016 - 2020.
Tại Hội nghị quốc tế về báo cáo "Chiến lược bảo đảm trật tự ATGT đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam" cuối tuần qua, TS. Lý Huy Tuấn, Viện trưởng Viện chiến lược và phát triển GTVT cho biết, chiến lược này sẽ được thực hiện theo hai giai đoạn từ 2011 - 2015 và từ 2016 - 2020.
TS. Lý Huy Tuấn cũng cho biết, nội dung chính của chiến lược là tập trung vào các vấn đề kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện, cưỡng chế thi hành luật, giáo dục và tuyên truyền về ATGT, cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ. Phấn đấu giảm số người chết do tai nạn giao thông đường bộ trên 100.000 dân từ 13 người năm 2009 xuống còn 8 người năm 2020 và 4 - 6 người năm 2030.
Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng chia sẻ: Cùng với TNGT, tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài xảy ra ngày càng nhiều và trên hầu hết các đô thị lớn của Việt Nam. Nhận thức đầy đủ tính nghiêm trọng của vấn đề, từ nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã coi đây là một vấn đề mang tính xã hội cấp bách, cần sự vào cuộc tổng lực của cả hệ thống chính trị - xã hội. Tuy nhiên, những yếu kém về cơ sở hạ tầng, yếu kém của công tác quản lý của các cơ quan bảo đảm giao thông, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một bộ phận người dân chưa tốt đã làm hạn chế những nỗ lực trong "cuộc chiến" đẩy lùi TNGT.
Bộ trưởng cũng khẳng định: TNGT và ùn tắc giao thông là thách thức có tính chất toàn cầu. Việc mỗi năm trên toàn thế giới có gần 1,3 triệu người tử vong vì TNGT, bình quân hơn 3000 trường hợp tử vong mỗi ngày, 20 đến 50 triệu người bị thương tích không tử vong do TNGT là một thực tế đau xót, đòi hỏi cộng đồng thế giới gióng lên một hồi chuông cho vấn đề đang có xu hướng trở thành thảm họa toàn cầu này. Và như vậy, việc tổ chức Hội nghị quốc tế về "Chiến lược bảo đảm trật tự ATGT đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 của Việt Nam" là một trong những hoạt động thiết thực nhất để hưởng ứng Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về "Thập kỷ hành động vì ATGT đường bộ toàn cầu từ năm 2011 đến 2020".
Đại diện Jica cho rằng, Việt Nam gặp khó khăn trong việc đảm bảo ATGT do thiếu kinh phí và nguồn nhân lực, thiếu kinh nghiệm, kiến thức triển khai... Do đó, để chiến lược bảo đảm trật tự ATGT có hiệu quả cao, cần xây dựng chiến lược thu hút hiệu quả nguồn tài trợ từ các nhà tài trợ nước ngoài, đồng thời nâng cao năng lực cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý hơn nữa. Chính quyền Trung ương phải tăng cường hỗ trợ địa phương phát triển nhân lực về ATGT...
Bà Trần Thị Ngọc Lan, Cục Quản lý môi trường y tế lại nhấn mạnh công tác sơ cấp cứu ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu những tổn thất. Điều tra tại một số tỉnh, thành (giai đoạn 1999 trở lại đây) cho thấy chỉ có 30% nạn nhân TNGT được sơ cấp cứu tại hiện trường. Trong đó, chỉ có 10% trường hợp được sơ cấp cứu bởi các nhân viên y tế. Trên 50% số trường hợp bị thương tích giao thông đường bộ được đưa đến các cơ sở y tế bằng xe máy mà không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế nào. Khả năng đáp ứng cấp cứu tại nhiều cơ sở y tế còn chưa đạt tiêu chuẩn để đảm bảo chăm sóc chấn thương thiết yếu theo hướng dẫn của WHO.
Đăng Kết (theo Bao moi.com)
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:173903
Lượt truy cập: 176.123.708