Công tác tuyên truyền ATGT cần sát với các tình huống thực tế!

Thứ tư, 27/12/2006 00:00
Cần nói ngay là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng giao thông hiện nay ở Việt Nam gồm có Công tác quản lý, trấn áp còn chưa đủ mạnh; hệ thống hạ tầng giao thông không đáp ứng nổi và quan trọng nhất là ý thức của người dân....
Người gửi: Nhan Quang
E-mail:
nhanquangarch@yahoo.com
Ngày gửi: Thứ tư, 27/12/2006

Cần nói ngay là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng giao thông hiện nay ở Việt Nam gồm có Công tác quản lý, trấn áp còn chưa đủ mạnh; hệ thống hạ tầng giao thông không đáp ứng nổi và quan trọng nhất là ý thức của người dân.

1- Một nét trong công tác quản lý trấn áp vi phạm giao thông hiện nay. Đó là chúng ta vẫn chỉ có thể ra quân theo đợt. Sau đó đâu lại hoàn đấy. Rõ ràng không phải chúng ta không làm được. Thực tế trong đợt APEC vừa qua tình trạng giao thông của Hà Nội có những chuyển biến rất tốt. Đó là do sự phối hợp đồng bộ của các ban nghành, nhờ chính phủ đã thực sự coi giao thông là nhiệm vụ cấp thiết bậc nhất. CHÚNG TA CẦN LÀM NHƯ VẬY ĐỒNG BỘ, LIÊN TỤC VÀ LÂU DÀI. 

2- Đường xá ngay trong nội thành quá xuống cấp và chậm được sửa chữa. Có những nắp cống trên đường giống như những cái bẫy cực kỳ nguy hiểm, rất nhiều người bị tai nạn bởi những cái "ổ voi" do thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan liên quan. Theo tôi cần có BAN CHUYÊN TRÁCH thống nhất tổ chức xây dựng và cải tạo một cách đồng bộ giữa các cơ quan liên quan. 

3- Về sự thiếu ý thức của người dân thì tôi không muốn nói lại nhiều nữa. TÔI MUỐN NHẤN MẠNH đến ý thức tổ chức của các công tác tuyên truyền.

Tôi nói ví dụ như chương trình phổ biến kiến thức "Tôi yêu Việt Nam" chẳng hạn. Rõ ràng là ý tưởng rất tốt nhưng nội dung theo tôi là cần thực tế hơn nữa. Nếu chỉ đưa ra những mẩu tiểu phẩm hài hước rồi đưa câu hỏi theo kiểu: 

Đèo 3 người là tình huống:

 a) nguy hiểm, không được phép

 b) không ảnh hưởng gì

Những câu hỏi như trên khiến tôi hoài nghi về giá trị tuyên truyền của chuơng trình. Thay vào đó là việc thu hút người nhắn tin và gọi điện.

THỰC TẾ LÀ quá nhiều người dân không hiểu VÌ SAO LẠI TẮC ĐƯỜNG. Tại sao không làm những đoạn phim có 2 tình huống, nếu đi lấn phần đường do sốt ruột sẽ làm tắc đường, nếu đi đúng làn sẽ giải phóng nhanh hơn...

Hay việc CẢNH BÁO cho người dân hiểu một điều đơn giản: SANG ĐƯỜNG PHẢI NHÌN XE CẢ HAI BÊN, RẼ TRÁI RẼ PHẢI phải nhìn đường trước, giảm tốc độ. Những điều này nếu chỉ nói suông sẽ thoảng qua không thể khiến dân để ý. Trong khi đó hiện nay có quá nhiều người tham gia giao thông còn quên nhìn đường khi sang đường, rẽ mà không nhìn ...   sau đó nếu có tai nạn thì đổ hết lên đầu người không tránh kịp. DẮT xe qua đường thì dắt vuông góc với đường, cứ thẳng băng qua. ....

Lại nói sự xuất hiện của xe BUS là cứu tinh cho rất nhiều người nhưng là ác mộng cho những người còn lại. Tài xế xe BUS hiện nay có nhiều người lái xe quá ngang tàng, không thể vì dân đi thiếu ý thức mà lái xe cũng phải phóng bạt mạng để ... cảnh cáo. Tôi có được biết một vài vụ tai nạn thảm khốc do se BUS gây ra. Dù thế nào cũng cần ý thức cho các lái xe biết rằng, sự nhẫn nhịn của lái xe BUS phải lớn hơn của người dân bình thường rất nhiều, bởi hậu quả sự bất cẩn của lái xe bus, nếu có, sẽ thảm khốc hơn rất nhiều so với sai lầm của một phương tiện cá nhân bình thường khác.  

 Thực tế còn rất nhiều tình huống nhưng chúng ta cần tuyên truyền quyết liệt hơn với những tình huống cụ thể này. Tôi không biết nhiều về các Nghị Quyết, Chính Sách, Thông Tư... Tôi chỉ mong các hoạt động Quản lý, Tuyên truyền hiện nay đi thẳng vào thực tế. Thực trạng Giao thông ở Việt Nam, không còn "phòng cháy" nữa mà thực sự là phải "chữa cháy", đám cháy đó - đã lớn lắm rồi.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:175457
Lượt truy cập: 176.368.455