Hộp đen thông minh I Bee quản lý taxi

Thứ sáu, 07/08/2009 00:00

Một nhóm nghiên cứu thuộc Công ty TNHH Thiết bị và công nghệ tự động Tân Á Châu (NASIA), doanh nghiệp của Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ cao, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cho ra đời thiết bị “hộp đen” ghi nhận và cập nhật mọi dữ kiện về chiếc xe để gửi về cho đơn vị quản lý xe. Thiết bị có tên I Bee (Hộp đen thông minh).

Gắn hộp đen cho xe khách, taxi để quản lý và biết chính xác xe đang ở đâu để điều động đón khách. Hộp đen này do một công ty trong nước chế tạo, mới đưa ra giới thiệu.
Làm thế nào để các hãng xe khách, taxi có thể kiểm soát xe của mình mọi lúc, mọi nơi? Câu hỏi này đã có lời giải khi một nhóm nghiên cứu thuộc Công ty TNHH Thiết bị và công nghệ tự động Tân Á Châu (NASIA), doanh nghiệp của Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ cao, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cho ra đời thiết bị “hộp đen” ghi nhận và cập nhật mọi dữ kiện về chiếc xe để gửi về cho đơn vị quản lý xe. Thiết bị có tên I Bee (Hộp đen thông minh).
Sảng phẩm hộp đen thông minh I Bee
Người Việt làm chủ công nghệ
Ông Nguyễn Bá Tuấn, Giám đốc NASIA giới thiệu: “Thiết bị này được hoàn thiện dựa trên kỹ thuật định vị vệ tinh, kết hợp với công nghệ bản đồ số và điện thoại di động.
Với thiết bị này, người quản lý có thể biết được mọi trạng thái của thiết bị cần theo dõi. Ví dụ, với xe ô-tô có thể biết chính xác xe đang ở đâu, chạy với vận tốc bao nhiêu hay đang dừng, nhiệt độ trong xe bao nhiêu, có bao nhiêu hành khách trên xe, thậm chí còn có thể biết được xăng trên xe còn nhiều hay ít”.
Với các hộp đen khác, nếu bị ngắt nguồn điện hay bị tháo gỡ khi xe di chuyển, người quản lý sẽ không thể kiểm soát được. Để tránh tình trạng này, nhóm nghiên cứu đã cài đặt một bộ phận thông minh, vì vậy, ngay cả khi xe bị tắt nguồn điện, thiết bị đang bị tháo gỡ khỏi xe, người điều phối sẽ nhận được thông tin và có thể hỗ trợ kịp thời.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội đánh giá: “Đây không phải là công nghệ mới, nhưng quan trọng là các nhà khoa học đã nắm được công nghệ để làm ra sản phẩm của mình. Điều này, mở ra hướng nghiên cứu sản xuất các dạng chip điện tử ứng dụng GPS hai chiều để gắn lên các tàu đánh bắt xa bờ. Như vậy, sẽ có tác dụng lớn khi các tàu này cần công tác cứu hộ”.
Tăng thêm 10% thu nhập
Làm một phép tính cụ thể từ một hãng taxi tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã có một con số chính xác về hiệu quả khi lắp thiết bị. Lấy ví dụ, một đội xe taxi có khoảng 200 xe, mỗi nhân viên của hãng có thể tăng thêm 10% thu nhập.
Lý do khi lắp hộp đen, trung bình một tài xế sẽ không mất 27 km chạy vòng vèo đón khách trong ngày. Con số này nhân với chi phí 8.000 đồng mỗi km, trừ các chi phí chủ doanh nghiệp có thể có thêm 100 triệu đồng, còn tài xế cũng tăng thêm thu nhập do bớt đi khoản tiền xăng đáng ra phải chi tiền.
Theo ông Tuấn, giá của thiết bị này khoảng 300 USD một chiếc (rẻ hơn 30% so với thiết bị nhập ngoại), nhưng nếu có đơn vị cam kết sử dụng lâu dài, công ty có thể lắp đặt miễn phí và sẽ hợp tác bằng cách thu phí dịch vụ duy trì hệ thống GPRS, server hoạt động. Chi phí này rất rẻ so với lợi nhuận của doanh nghiệp lắp đặt hộp đen.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ KH-CN, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc: “Bộ sẽ tìm hướng hỗ trợ ưu đãi nhất để các công nghệ mới sớm đến được với đông đảo người sử dụng. Với sản phẩm hộp đen thông minh có thể tận dụng nguồn vốn đầu tư từ Quỹ Phát triển khoa học công nghệ để sản phẩm sớm đưa vào sản xuất mở rộng, giảm giá thành”.
Theo TCHĐKH
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:283577
Lượt truy cập: 176.141.858