Vấn đề xã hội hóa việc đào tạo phi công

Thứ hai, 10/12/2007 00:00
 T trước đến nay, nguồn phi công của ngành HKVN đều do đơn vị đào tạo, huấn luyện. Căn cứ vào kế hoạch khai thác trong từng thời kỳ mà HKVN tuyển chọn, gửi người đi nước ngoài đào tạo. Thời kỳ từ những năm 1990 trở về trước, nguồn phi công của VNA chủ yếu được đào tạo tại Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc(cũ).
 T trước đến nay, nguồn phi công của ngành HKVN đều do đơn vị đào tạo, huấn luyện. Căn cứ vào kế hoạch khai thác trong từng thời kỳ mà HKVN tuyển chọn, gửi người đi nước ngoài đào tạo. Thời kỳ từ những năm 1990 trở về trước, nguồn phi công của VNA chủ yếu được đào tạo tại Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc(cũ). Từ những năm 1992 đến nay nguồn phi công của VNA được đào tạo tại Pháp, Australia...
Những năm gần đây ngành HKVN cũng bước đầu đào tạo một số chương trình cơ bản và huấn luyện bổ sung cho học viên tại trung tâm huấn luyện bay của TCTHKVN.
Mặc dù cũng chăm lo vấn đề đào tạo người lái nhưng HKVN thường xuyên thiếu lực lượng lao động này vì nhiều nguyên nhân như: Kinh phí (thưng phụ thuộc vào hợp đồng thuê, mua máy bay), việc thương thảo, đấu thầu các đối tác đào tạo theo chế độ Nhà nước quy đinh, sự mắc mớ, không đồng bộ giữa các đơn vi tham gia tuyển chọn và có thể cả sự chậm chạp, "chần chừ" có ý đồ... Từ đó, hàng năm TCTHKVN chỉ đào tạo được một số lượng rất khiêm tốn so với nhu cầu phát triển. Trong 10 năm (từ 1996 - 2006) TCTHKVN mới tuyển chọn được 215 người đi đào tạo trong đó 184 người đạt yêu cầu trở thành phi cõng cầm lái máy bay các loại của VNA. Như vậy mỗi năm VNA chỉ được bổ sung 18,4 phi công trong khi nhu cẩu hiện nay phải là 50 và 10 năm tới phải là 80 phi công. Hệ quả của việc này là hằng năm TCTH KVN phải thuê hơn 100 - 150 phi công nước ngoài với phí tổn cớ 300 - 400 tỷ đ (20 - 30 triệu USD). Mặc dù việc thuê phi công (hoặc chuyên gia cho một số lĩnh vực khác) nước ngoài cũng có những tác động tích cực nhưng với số lượng ấy sẽ không tận dụng được lợi thế kinh tế khi dùng phi công người bản địa.
Để có nguồn phi công đủ cho nhu cầu phát triển thì TCTHKVN ngoài tăng cường đào tạo phi công theo cách "truyền thống", bao cấp, có những hạn chế còn cần phải xã hội hoá việc đào tạo phi công. Những năm gần đây loại hình đào tạo này đã xuất hiện một cách tự phát ở ngành HKVN. Một tiếp viên của công ty HK cổ phần Pacifc Airlines đã sự bỏ tiền gia đình sung Mỹ học lái máy bay nay đã trở về lái cho hãng; có hai học viên của TCTHKVN tuyển chọn, gửiđi nước ngoài đào tạo nhưng hết khoá không đạt, trung tâm nước ngòai trả về, hai học viên tự bỏ tiền học tiếp đã tốt nghiệp đang cầm lái cho VNA... Chắc chắn đây không phải là những người cuối cùng tự đi đào tạo và làm việc cho các hãng hàng không. Theo chúng tôi, trong hoàn cảnh hiện nay ngành HKVN, TCTHKVN, các hãng HKVN cần tạo điều kiện để nhiều người có khả năng trong xã hội đi học nghề lái máy bay. Có thể học viên từ bỏ toàn bộ số tiền học, góp một số tiền cùng với VNA hoặc vay của VNA, của ngân hàng để đi học cùng với những chính sách, chế độ đồng bộ, hợp lý. Theo điều tra của chúng tôi thì hiện có ra nhiều người muốn học lái máy bay nhưng họ không biết gì về tiêu chuẩn sức khoẻ, cũng như thủ tục tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, thu nhập khi tốt nghiệp ra sao; những cơ sở y tế cơ quan nào giám định sức khoẻ, trình độ kiến thức, đi khám tuyển phi công có mất nhiều tiền hay không... Trong các đợt VNA tuyển chọn phi công nhiều người phải 'thì thụt" cậy nhờ người thân ở ngành HKVN, đoàn bay "mách nước, giới thiệu..." để được khám tuyển. Thời gian gần đây, sô học viên bay "trúng tuyển" chủ yếu là con em, người thân với CBNV của TCTHKVN, Đoàn bay 919 và một tỷ lệ cao trong số họ không đạt kết quả học tập (khoá đi Australia hiện nay đi 20 người thì 12 người bị loại trả về) là điều đáng phải suy ngẫm.
Theo ý kiến của nhiều phi công, cán bộ Đoàn bay 919, nếu nhà chức trách HKVN công bố tiêu chuẩn cụ thể về sức khoẻ, bằng cấp văn hóa của phi công; Những cơ sở y tế, cơ quan nào có chức năng giám định, tuyển chọn; Các hãng HKVN giúp họ về thủ tục tuyền chọn, giới thiệu với các trung tâm huấn luyện, giá cả đào tạo (hiện nay để có chiếc bằng lái máy bay thương mại tốn c100.000USD, nếu đã được đào tạo một số môn tại Học viện HKVN, Trung tâm huấn luyện bay của TCTHKVN tới 120.000USD (nếu đào tạo toàn bộ ở nước ngoài), vay vốn...; Thông tin cho họ về công ăn việc làm, mức lương được hưởng khi tốt nghiệp ra trường... quảng bá rộng rãi trên website, các phương tiện thông tin đại chúng thì chắc chắn sẽ không ít người, gia đình đầu tư cho con em họ đi học nghề này, góp phần vào cung cấp lực lượng người lái cho các hãng hàng không Việt Nam.
Tạp chí Hàng không 11/2007
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:208338
Lượt truy cập: 176.258.830