Sơn La: Xã hội hóa dịch vụ vận tải hành khách

Thứ hai, 24/11/2014 08:12
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Sơn La có 11 bến xe khách và 7 bãi đỗ xe tĩnh; chưa có trạm dừng nghỉ cho các phương tiện và người tham gia giao thông cũng như các điểm dừng nghỉ, điểm đón trả khách tuyến cố định và trung tâm cứu hộ đường bộ. Với điều kiện thực tế hiện nay của tỉnh, từ việc huy động nguồn lực đến việc bố trí đất để đầu tư xây mới, nâng cấp dịch vụ vận tải là rất khó khăn.

Xã hội hoá và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải hành khách là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
 
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Sơn La có 11 bến xe khách và 7 bãi đỗ xe tĩnh; chưa có trạm dừng nghỉ cho các phương tiện và người tham gia giao thông cũng như các điểm dừng nghỉ, điểm đón trả khách tuyến cố định và trung tâm cứu hộ đường bộ. Với điều kiện thực tế hiện nay của tỉnh, từ việc huy động nguồn lực đến việc bố trí đất để đầu tư xây mới, nâng cấp dịch vụ vận tải là rất khó khăn.

Cho đến nay việc xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hành khách được đánh giá có hiệu quả, thu hút được các doanh nghiệp, cá nhân tham gia, phương tiện vận tải được nâng cấp hiện đại, đa dạng đảm bảo an toàn, môi trường và mỹ quan, góp phần nâng cao chất lượng vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên, mới chỉ dừng ở việc đầu tư đổi mới, nâng cấp phương tiện chuyên chở hành khách với các loại hình như: các công ty cổ phần, công ty liên doanh đến vận tải tư nhân...

Toàn tỉnh hiện có 9 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, 8 đơn vị kinh doanh xe taxi; 4 đơn vị xe hợp đồng, với tổng số 4.311 phương tiện. lượng phương tiện hiện tại đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn. Thực tế cho thấy, các dịch vụ hỗ trợ vận tải có vai trò quan trọng, mang  lại nhiều tiện ích cho hành khách và người điều khiển phương tiện, góp phần lập lại trật tự vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông trong lĩnh vực vận tải nói riêng và an toàn giao thông đường bộ nói chung.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng hỗ trợ vận tải đường bộ giai đoạn 2013-2020 đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 1644/QĐ-UBND với 52 bến xe khách (cải tạo nâng cấp 11 bến, xây dựng mới 41 bến); 91 bãi đỗ xe tĩnh (xây dựng mới 89 bến, giữ nguyên 2 bến); 98 điểm đón trả khách tuyến cố định; 15 điểm dừng nghỉ; giai đoạn 2013-2015 xây dựng 16 bến xe khách, 31 bãi đỗ xe tĩnh, 5 điểm dừng nghỉ, 56 điểm đón trả khách tuyến cố định; khối lượng còn lại sẽ hoàn thiện trong giai đoạn 2016-2020. Tổng nhu cầu vốn cần cho đầu tư gần 369 tỷ đồng. Quỹ đất quy hoạch trên 38 ha. Về phương án huy động vốn, ngoài trung tâm cứu hộ, trạm kiểm tra tải trọng được thực hiện từ ngân sách Trung ương và địa phương thì các dịch vụ hỗ trợ vận tải còn lại Nhà nước hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng từ ngân sách địa phương khoảng 5%, còn 95% là kinh phí xã hội hoá.

Sở Giao thông vận tải Sơn La đã có Văn bản số 1389/SGTVT-KHTC công bố danh mục kết cấu hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải kêu gọi xã hội hoá đầu tư, khai thác. Trong đó: đầu tư xây dựng mới theo hình thức xã hội hoá đối với 41 bến xe, 3 trạm dừng nghỉ và 15 điểm dừng nghỉ. Về chính sách đầu tư, Nhà nước xác định quỹ đất theo qui hoạch, hỗ trợ công tác đền bù, GPMB và giao đất, cho thuê đất theo quy định hiện hành. Nhà đầu tư quyết định quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trên cơ sở đảm bảo các hoạt động chính theo chức năng của công trình và phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải được phê duyệt. Về quản lý, khai thác, nhà đầu tư xây dựng các công trình quyết định hình thức khai thác công trình. Nhà nước xem xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư theo qui định của pháp luật.

Xã hội hoá và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải hành khách là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vì vậy, quy hoạch phải thực hiện đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và phải có tầm nhìn chiến lược cho tương lai. Bên cạnh đó, tỉnh cần có cơ chế chính sách chung để khuyến khích và thu hút nhà đầu tư góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Theo Báo Sơn La



 




Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Khách online:40079
Lượt truy cập: 176.214.770