Mục tiêu tái cơ cấu vận tải đường bộ đến năm 2020 nhằm phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý và phát triển bền vững, giảm thị phần đảm nhận của vận tải hàng hóa bằng đường bộ; nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí vận tải và đảm bảo an toàn, an ninh và môi trường; phát triển vận tải đa phương thức, logistics và kết nối hiệu quả các phương thức vận tải với vận tải đường bộ.
Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa đường bộ
liên tỉnh chiếm thị phần khoảng 54,54%. Ảnh minh họa
Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa đường bộ liên tỉnh chiếm thị phần khoảng 54,54%, vận tải hành khách đường bộ liên tỉnh chiếm thị phần khoảng 93,2% trong tổng khối lượng vận tải toàn ngành; giảm lượng xe chạy rỗng từ 10 - 15% so với hiện nay; giảm tỷ trọng chi phí vận tải hàng hóa bằng đường bộ từ 3 - 5% trong cơ cấu chi phí logistics.
Cùng với đó, nâng cao tinh thần và trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ mới trong quản trị và cung ứng dịch vụ vận tải; tái cơ cấu đoàn phương tiện theo hướng ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, phương tiện có chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trưởng; hàng năm giảm từ 5 - 10% số vụ TNGT, số người chết và số người bị thương do phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ gây ra.
Về giải pháp, Đề án tập trung vào 7 nhóm giải pháp. Đó là: đổi mới thể chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; tăng cường kết nối, nâng cao hiệu quả và phát triển hài hòa các phương thức vận tải, phát triển vận tải đa phương thức và logistics; bên cạnh đó khuyến khích, thu hút đầy tư ngoài ngân sách; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế; đồng thời phát triển nguồn nhân lực và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
X.N